(Baothanhhoa.vn) - Câu chuyện làm gì để trở thành “nông dân chuyên nghiệp” tiếp tục được đề cập nhiều hơn sau khi Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XIII) tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nông dân “cổ cồn” trong nền nông nghiệp thông minh

Câu chuyện làm gì để trở thành “nông dân chuyên nghiệp” tiếp tục được đề cập nhiều hơn sau khi Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XIII) tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nông dân “cổ cồn” trong nền nông nghiệp thông minh

Áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, thông qua điện thoại thông minh, nông dân ở từ xa cũng có thể biết chính xác các chỉ số trên đồng ruộng, thậm chí điều khiển cho máy bơm hoạt động. Ảnh: Trung Chánh/Nông nghiệp Việt Nam

Một trong nhiều vấn đề được hội nghị chỉ ra đó là việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển. Là quốc gia mà nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng lao động trong ngành nông nghiệp lại đang thiếu khá nhiều kỹ năng sản xuất, quản lý, quản trị, cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do quan trọng là ngành nông nghiệp và nhiều địa phương chưa thực sự nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến việc “nâng tầm” nông dân, trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng, lề lối, tác phong làm việc. Cơ bản chưa có nhiều nông dân mạnh dạn, chủ động tiếp cận việc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản suất, mà thường chỉ nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông sản theo thói quen và bằng lòng với những gì mình đang có. Họ thường thụ động và bị động trong việc tiếp cận công nghệ, kỹ thuật mới.

Xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng công nghệ, năng suất, chất lượng cao, phù hợp các quy chuẩn quốc tế, trong đó người nông dân hiện đại, làm chủ công nghệ trên cánh đồng của mình là hướng đi đúng đắn. Thế nhưng việc thực hiện chủ trương này thời gian qua cơ bản mới được xem như là những mảnh ghép cơ học, nặng tính vật lý hơn là chuyển đổi về tư duy, kiến tạo, thôi thúc hành động đổi mới sáng tạo cho nông dân. Với cách làm như thế thì rất khó để đạt được mục đích đề ra, nền nông nghiệp khó để vươn tầm.

Lợi ích của việc phát triển “tam nông”, nhất là tư duy sản xuất của nông dân tiệm cận với nông dân ở nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển là rất rõ ràng. Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) là nhằm tạo ra động lực, thôi thúc chuyển đổi ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn Việt Nam nhanh hơn. Để đạt được cái đích như mong muốn cần phải có những cái đầu biết suy nghĩ rộng hơn, sẵn sàng hy sinh trước mắt. Nông dân trong thời đại mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, thì không còn đồng nghĩa với việc nhất thiết phải “chân lấm, tay bùn”, mà phải là những nông dân “cổ cồn”, “nông dân chuyên nghiệp” như một số người vẫn đề cập. Nghĩa là họ phải trở thành một lực lượng nông nghiệp chủ lực ở khu vực nông thôn, có tay nghề cao, đóng vai trò trung tâm của nền nông nghiệp, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh trong thời đại kinh tế tri thức.

Vậy nên, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò chủ thể của ngành nông nghiệp và ở khu vực nông thôn, thì cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để nông dân nhận thức đúng giá trị của việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từ đó sẵn sàng tiếp nhận, ứng dụng... Cùng với đó, ngành nông nghiệp, hội nông dân và chính quyền các địa phương phải nhân rộng hơn nữa các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là các mô hình ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ số... để nông dân có thể lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp. Cần chú trọng mở rộng các hình thức đào tạo, tạo điều kiện phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nông dân. Tạo cơ chế gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nông nghiệp, dạy nghề theo phương châm gắn lý thuyết với thực tiễn; khuyến khích các mô hình doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nghề cho nông dân, qua đó tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra, gắn lao động sau đào tạo với doanh nghiệp.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]