(Baothanhhoa.vn) - Khoảng 1 giờ đêm, tôi nghe thấy tiếng động kinh hoàng. Người dân quanh đây đều hoảng sợ bật dậy, gọi nhau nhưng tất cả đều an toàn. Thấp thỏm chờ đến khi trời sáng, mọi người nhìn lên núi thì thấy một khoảng tan hoang. Những tảng đá khổng lồ rơi xuống làm cây đổ gãy la liệt, chỉ dừng lại khi cách hông nhà tôi chưa đầy trăm mét. Những hòn đá nhỏ hơn cỡ bằng mũ cối, quả bưởi thì văng đến tận chái bếp và bể nước bên sân” – bà Phạm Thị Lương, thôn Xuân Lộc, xã Xuân Khang (Như Thanh), kể lại. Câu chuyện cách đây gần 3 năm, tức vào đêm 4–9–2018, nhưng mỗi lần nhắc lại, bà Lương không khỏi rùng mình. May không có thiệt hại về người, nhưng trong vụ lở núi trên, một khối đá lớn rơi trúng chuồng trại của gia đình anh Lô Văn Quý làm 2 con dê bị đè chết.

Nơm nớp nỗi lo nguy cơ núi lở

Khoảng 1 giờ đêm, tôi nghe thấy tiếng động kinh hoàng. Người dân quanh đây đều hoảng sợ bật dậy, gọi nhau nhưng tất cả đều an toàn. Thấp thỏm chờ đến khi trời sáng, mọi người nhìn lên núi thì thấy một khoảng tan hoang. Những tảng đá khổng lồ rơi xuống làm cây đổ gãy la liệt, chỉ dừng lại khi cách hông nhà tôi chưa đầy trăm mét. Những hòn đá nhỏ hơn cỡ bằng mũ cối, quả bưởi thì văng đến tận chái bếp và bể nước bên sân” – bà Phạm Thị Lương, thôn Xuân Lộc, xã Xuân Khang (Như Thanh), kể lại. Câu chuyện cách đây gần 3 năm, tức vào đêm 4–9–2018, nhưng mỗi lần nhắc lại, bà Lương không khỏi rùng mình. May không có thiệt hại về người, nhưng trong vụ lở núi trên, một khối đá lớn rơi trúng chuồng trại của gia đình anh Lô Văn Quý làm 2 con dê bị đè chết.

Nơm nớp nỗi lo nguy cơ núi lởTảng đá lớn như chiếc ô tô con từng rơi làm chết 2 con dê của gia đình ông Lô Văn Quý, thôn Xuân Lộc, xã Xuân Khang (Như Thanh).

Theo người dân địa phương và ghi nhận của chính quyền xã Xuân Khang, sau lần lở núi kinh hoàng ấy, liên tiếp các vụ đá rơi diễn ra vào các năm 2019 và 2020. Từ đó, không ngày nào những người dân ở đây không nơm nớp lo sợ, bất an. Những đợt mưa gió, các hộ phải đóng cửa đến ở nhờ nhà người thân trong xã. Từng khối đá hàng chục tấn với kết cấu xếp tầng đã nứt ra, chực rơi bất cứ khi nào. Đáng nói, đã có cả hàm ếch được tạo ra sau các vụ lở đá, nên nguy cơ tiếp tục sạt lở rất cao.

Ông Lương Ngọc Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Khang đã dẫn chúng tôi lên tận hiện trường các vụ lở đá. Qua lối mòn um tùm cây lá chạy sát nhà bà Phạm Thị Lương, một tảng đá cỡ bằng chiếc xe ô tô con vẫn còn nằm án ngữ giữa khe của 2 triền núi dốc. Theo ông Huy, đây chính là khối đá rơi làm chết 2 con dê của gia đình ông Lô Văn Quý, may không trúng nhà ở các hộ gia đình. Khu vực nguy cơ lở núi hiện là nơi sinh sống của 4 gia đình thuộc khu Lèn Bai của thôn Xuân Lộc. Các hộ gia đình lên vùng núi này khai hoang từ những năm 1980–1981, đến những năm của thập kỷ 90 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở sát chân núi kèm với nhiều diện tích đất sản xuất dọc triền núi.

Quan sát trên thực địa, ngay phía sau nhà của các gia đình là một dãy núi đá, phần ngọn núi cao vút với những tảng đá cheo leo. Nhà của bà Lương ở gần điểm sạt nhất, trong khi các con đã đi làm xa nên bà ở một mình. 3 năm qua, người phụ nữ dân tộc Thái này vẫn phải miễn cưỡng ở trong ngôi nhà cũ với nỗi lo lắng khôn nguôi, nhưng bà cũng không có tiền mua đất nơi khác để xây nhà ở. Cách đó vài chục mét là ngôi nhà cấp 4 kiên cố mới được xây dựng vào năm 2016 của gia đình anh Lô Văn Thích với 5 người sinh sống, gồm vợ chồng anh và 3 con nhỏ. 2 gia đình khác là ông Lô Văn Thông và Lô Văn Thêm lần lượt có 5 người và 4 người đang sinh sống trong vùng nguy hiểm.

Theo cư dân ở đây, sau sự việc đá rơi, họ có làm đơn gửi chính quyền địa phương, đề nghị được bố trí đất tái định cư để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, đã khá lâu chưa được giải quyết nên gần đây cũng không có ý kiến nữa. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Khang Lương Ngọc Huy, cho biết: Quan điểm của xã là muốn cho các hộ di dời đến nơi an toàn. Xã đã nhiều lần có văn bản đề nghị huyện, đồng thời kiến nghị qua các hội nghị tiếp xúc cử tri, nhưng trong quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc trong khâu cấp đất tái định cư.

Qua tìm hiểu của phóng viên, UBND huyện Như Thanh và xã Xuân Khang đã có kế hoạch dùng quỹ đất của một khu trường tiểu học cũ ở địa phương đang bỏ hoang để làm đất tái định cư cho 4 hộ dân nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các thủ tục chuyển đổi gặp nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết được. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 của UBND tỉnh vào giữa tháng 6 vừa qua, ông Đặng Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cũng kiến nghị tỉnh có cơ chế để huyện tiến hành chuyển đổi đất trường học thành đất thổ cư, giúp các hộ này sớm an cư. Tuy nhiên, đến giữa tháng 8-2021, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và 4 hộ dân nói trên vẫn đang phải sống trong nơm nớp nỗi lo.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]