(Baothanhhoa.vn) - Qua hoạn nạn mới thấy được tấm lòng của cộng đồng, của bà con khắp nơi trong cả nước dành cho người dân vùng đất nghèo này. Tình cảm ấy như nguồn năng lượng sưởi ấm trái tim, giúp người dân nơi đây nhanh chóng hồi sinh để trở lại với nhịp sống ngày thường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nơi mưa lũ đi qua

Qua hoạn nạn mới thấy được tấm lòng của cộng đồng, của bà con khắp nơi trong cả nước dành cho người dân vùng đất nghèo này. Tình cảm ấy như nguồn năng lượng sưởi ấm trái tim, giúp người dân nơi đây nhanh chóng hồi sinh để trở lại với nhịp sống ngày thường.

Nơi mưa lũ đi qua

Người dân xã Tam Chung (Mường Lát) khẩn trương dựng nhà chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã đến gần, người dân nơi vùng “rốn lũ” tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy..., đang cố gắng từng ngày sửa chữa nhà cửa, khắc phục khó khăn để đón tết.

Sau hơn 4 tháng xảy ra trận lũ lịch sử, nhiều nơi trong huyện Mường Lát vẫn còn ngổn ngang. Ở nơi lũ đi qua, tổn thất nặng nề về người và tài sản, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay, góp sức sẻ chia của cộng đồng, cuộc sống của người dân nơi đây đang dần ổn định trở lại.

Cơn lũ đi qua, nỗi kinh hoàng để lại còn tiếp tục ám ảnh, những hậu quả của nó còn đeo đẳng nhiều năm nữa đối với những bản nghèo người Mông các xã Quang Chiểu, Mường Chanh, Tam Chung (Mường Lát)... Những năm trước đây, khi tết đến gần, người dân náo nức mua sắm đón tết. Nhưng năm nay, người dân nơi đây lại đang cố gắng từng ngày để sửa lại nhà ở, cải tạo ruộng nương để ổn định cuộc sống. Dù khó khăn, nhưng sự đoàn kết, tình làng nghĩa xóm vẫn ấm nồng bên những ruộng lúa nương. Những luống ngô đang chuẩn bị đến ngày thu hoạch, đã giúp cho người dân khắc phục được phần nào sự khó khăn. Những gia đình bị mất nhà do thiên tai đã được cấp ủy, chính quyền và bà con giúp đỡ dựng lại nhà để đón tết. Gia đình anh Hoàng Thanh Tâm ở bản Poọng, xã Tam Chung bị lũ cuốn trôi nhà ở. Ngay sau khi lũ rút, gia đình anh và 28 hộ dân khác được huyện cấp đất chuyển sang khu tái định cư mới. Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới, anh Tâm với dáng gầy gò khắc khổ nhưng ánh mắt, nụ cười rạng rỡ, tâm sự: “Trước đây, chúng tôi sống trong ngôi nhà xuống cấp, che tạm bằng bạt, mưa hắt vào tận giường. Bão ập đến, cuốn trôi cả căn nhà. Được các cấp, ngành cùng các nhà hảo tâm hỗ trợ, gia đình tôi đã có được ngôi nhà ở vững chắc. Tết này được ở nhà mới không gì vui bằng”.

Được biết, đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua, đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng của người dân. Toàn huyện Mường Lát có 7 người chết; 139 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 541 hộ phải di dời; hư hỏng 15 trường và điểm trường, 25 đập thủy lợi, 15km kênh mương; hàng trăm ha hoa màu; hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị đất đá vùi lấp; hạ tầng giao thông bị hư hỏng... Được biết, để người dân bị lũ cuốn trôi nhà sớm ổn định cuộc sống, huyện Mường Lát đã xây dựng 3 khu tái định cư tại các xã Tam Chung, Quang Chiểu, Mường Chanh cho 146 hộ dân bị lũ cuốn trôi mất nhà ở và các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, dễ xảy ra lũ ống lũ quét. Hiện tại 2 khu tái định cư tại các xã Tam Chung, Quang Chiểu đã thực hiện xong việc san nền, phân lô cho các hộ dân xây dựng nhà ở để kịp đón tết.

Chúng tôi trở lại vùng tâm lũ xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy), cảm nhận sự hồi sinh diệu kỳ của đất và người nơi đây. Mặc dù phải gánh chịu những tổn thất nặng nề, nhưng với kinh nghiệm “sống chung với lũ”, cùng với ý chí và nghị lực của người dân đã từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, chuẩn bị đón một cái tết đầm ấm. Có thể nói, chưa bao giờ người dân tại các xã Cẩm Lương, Cẩm Phong... lại bị mưa lũ tàn phá nặng nề như vậy. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, bà con liên tiếp hứng chịu 4 đợt lũ lớn. Nước trong nhà chưa kịp rút ra thì nước thượng nguồn lại tràn về tàn phá nhà cửa, cuốn trôi tài sản, vật nuôi...

Gia đình chị Quách Thị Thủy ở xã Cẩm Lương thuộc diện hộ nghèo. Chị cho biết, bản thân bị bệnh nặng 4 năm nay không lao động được, mọi chi tiêu trong gia đình 4 người trông vào nguồn thu nhập bấp bênh của chồng nên cái đói nghèo cứ đeo đẳng mãi. Các đợt lũ lụt vừa qua, nhà chị Thủy bị ngập nhiều đợt liên tiếp, trong nhà có thứ tài sản gì có giá trị đều hư hỏng hoặc trôi theo dòng nước. Lũ qua đi, gia đình chị Thủy đối diện với cái đói vì lúa gạo trong nhà đều hư hỏng hết. Gần 4 tháng qua, nhờ bà con lối xóm và các nhà hảo tâm ủng hộ; chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời, nay gia đình chị đã ổn định cuộc sống, chuẩn bị đón một cái tết dù không đủ đầy như những tết trước nhưng thấm đẫm tình người.

Đồng chí Bùi Thị Sáng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Lương, tâm sự trong niềm xúc động: Qua hoạn nạn mới thấy được tấm lòng của cộng đồng, của bà con khắp nơi trong cả nước dành cho người dân vùng đất nghèo này. Tình cảm ấy như nguồn năng lượng sưởi ấm trái tim, giúp người dân nơi đây nhanh chóng hồi sinh để trở lại với nhịp sống ngày thường. Dù bị thiệt hại nặng nề sau lũ, nhưng tết này, các hộ khó khăn, bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt vẫn có thịt, bánh... để đón tết.

Ngay sau mưa lũ, cùng với việc tu sửa trường lớp học cho các em học sinh đến trường, huyện Cẩm Thủy đã triển khai đồng loạt các công việc nhằm ổn định đời sống sản xuất cho bà con. Những ngày đầu, huyện đã huy động hàng nghìn người, với hơn 50 nghìn ngày công, hàng trăm máy móc, thiết bị vận chuyển lương thực, thực phẩm, làm đường giao thông, sửa chữa hệ thống điện, nước, dọn dẹp hậu quả trận lũ.

Để ổn định đời sống cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí xử lý, khắc phục cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do mưa lũ gây ra từ ngày 28 đến 31-8 với tổng số tiền 82 tỷ đồng; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với số tiền gần 31 tỷ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh đã báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ hơn 2.399 tấn gạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bên cạnh đó, ngay sau khi nước lũ rút, Trung ương và các tổ chức, cá nhân khắp mọi miền Tổ quốc đã về với người dân vùng lũ, giúp người dân khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Với người dân vùng “rốn lũ” tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy..., tết được hiểu một cách đơn giản, cụ thể là ngôi nhà để ở, là nguồn nước sạch để sinh hoạt, ruộng vườn cây cối xanh tươi, đơm hoa kết trái. Trải qua cơn lũ lịch sử, cuộc hồi sinh nơi đây được bắt đầu như thế, kết nối tình người ấm áp và nhân thêm nhiều niềm vui mới cho bà con các dân tộc vùng cao này.

Khánh Phương


Khánh Phương

Từ khóa:Mưa lũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]