(Baothanhhoa.vn) - Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, được chăm sóc sức khỏe với mức quyền lợi lên tới 95% chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả là những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện được hưởng nhằm giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vì vậy thời gian qua, BHXH huyện Thạch Thành đã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm khuyến khích người dân, nhất là lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện để có điểm tựa an sinh lúc tuổi già.

Nỗ lực để người dân có điểm tựa an sinh lúc tuổi già

Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, được chăm sóc sức khỏe với mức quyền lợi lên tới 95% chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả là những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện được hưởng nhằm giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vì vậy thời gian qua, BHXH huyện Thạch Thành đã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm khuyến khích người dân, nhất là lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện để có điểm tựa an sinh lúc tuổi già.

Nỗ lực để người dân có điểm tựa an sinh lúc tuổi giàCán bộ BHXH huyện Thạch Thành truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện cho người dân.

Với đặc thù là huyện miền núi, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vì vậy việc khai thác, phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Thạch Thành đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, BHXH huyện đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, bám làng, bám bản để đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng nhằm đưa chính sách an sinh của Đảng đến với người dân.

BHXH huyện Thạch Thành đã tham mưu tích cực với Huyện ủy, UBND huyện ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, đồng thời trực tiếp làm việc với lãnh đạo các xã, thị trấn nhằm tranh thủ sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là sự ủng hộ của già làng, trưởng bản, phát huy vai trò của các dòng họ trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT. Cùng với đó, BHXH huyện cũng tích cực hưởng ứng phong trào thi đua do BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh phát động. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, cán bộ, viên chức cơ quan BHXH huyện đã tranh thủ đến từng nhà, từng khu chợ; thành lập các nhóm ra quân tuyên truyền, vận động bà con tham gia BHXH tự nguyện. Nội dung tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với đồng bào, phù hợp với đặc thù văn hóa vùng miền, từ đó người dân dễ tiếp cận và hưởng ứng tham gia.

Được sự tư vấn của đại lý thu BHXH, chị Lê Thị Quyền ở thôn 4, xã Thạch Bình, hiểu được ý nghĩa, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện, chị quyết định tham gia với mức đóng phù hợp với mức thu nhập của gia đình để khi về già nhận được lương hưu hằng tháng. Chị bộc bạch: “Đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tôi chỉ mong về già có thêm đồng lương hưu, khi mình có lương hưu thì sẽ chủ động hơn trong chi tiêu. Bởi vậy tôi đã dành một phần thu nhập hằng tháng tham gia BHXH tự nguyện để sau này khi về già không lao động được sẽ đỡ phải dựa vào các con”.

Bà Lê Thị Thủy, tham gia làm đại lý thu Hội LHPN xã Thạch Bình từ năm 2018 đến nay đã vận động được 220 người tham gia BHXH tự nguyện. Bà chia sẻ: Với người dân nông thôn, đặc biệt là những người làm nông nghiệp, tuyên truyền nội dung gì cũng phải “mưa dầm thấm sâu”, nói một lần chưa hiểu thì phải nói, giải thích nhiều lần. Tôi luôn kiên trì giải thích từng thắc mắc, từng chế độ, chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước như thế nào. Tại hội nghị tuyên truyền tập trung, họ không hiểu thì tôi tới nhà, giải thích cặn kẽ. Chỉ cần nói thực, nói đúng, có sự so sánh số tiền mỗi tháng bỏ ra một khoản nhỏ tiết kiệm đóng bảo hiểm, đủ thời gian sẽ được hưởng lương hưu cũng như chế độ bảo hiểm theo quy định, điều này giúp người dân có cuộc sống tốt hơn khi về già, giảm áp lực cho các chính sách an sinh xã hội. Cứ vậy, người dân trên địa bà xã ngày càng tin tưởng và tích cực tham gia vào chính sách an sinh của Nhà nước.

Trao đổi với ông Lê Quý Tam, Giám đốc BHXH huyện Thạch Thành được biết: Yếu tố quan trọng nhất để thành công là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với cơ quan BHXH trong triển khai chính sách. Ngoài ra, các đại lý thu ở xã, thị trấn cùng các đoàn thể ở cơ sở còn tham gia tư vấn trực tiếp đến người dân với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” về tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện... Điều đó cũng giúp nâng cao uy tín của ngành BHXH, tăng niềm tin của người dân về chính sách an sinh xã hội. Sau mỗi hội nghị, chính sách BHXH, BHYT lại được lan tỏa bởi niềm tin của người dân đã nhân lên khi không chỉ được tiếp cận thông tin từ ngành BHXH mà còn được trực tiếp đối thoại với đại diện chính quyền và các ban, ngành liên quan.

Tính đến hết tháng 5-2022, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện là 3.780 người, tăng 49 người (tăng 1,3%) so với năm trước, đạt 76% kế hoạch được giao. Năm 2022, BHXH huyện Thạch Thành được giao phát triển 4.977 người tham gia BHXH tự nguyện. Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huyện giao, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của BHXH tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, BHXH huyện đã nỗ lực đổi mới cách làm, đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chính sách BHXH tự nguyện có nhiều lợi ích, có thể ngày hôm nay khi mới tham gia chưa nhìn thấy lợi ích, nhưng có thể coi BHXH tự nguyện như “của để dành” cho tương lai, bởi khi tham gia đủ tuổi, đủ thời gian thì người dân, người lao động tự do sẽ được hưởng lương hưu, được cấp thẻ BHYT giảm nỗi lo cho gia đình, bản thân khi về già.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]