(Baothanhhoa.vn) - Rà soát từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, trên địa bàn toàn tỉnh có 242 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố có đê đi qua. Thanh Hóa là một trong những địa phương có chiều dài đê nhiều nhất cả nước, với hơn 1.000 km, trong đó có hơn 300 km đê sông lớn từ cấp I đến cấp III...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều tuyến đê cũ không bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai

Rà soát từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, trên địa bàn toàn tỉnh có 242 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố có đê đi qua. Thanh Hóa là một trong những địa phương có chiều dài đê nhiều nhất cả nước, với hơn 1.000 km, trong đó có hơn 300 km đê sông lớn từ cấp I đến cấp III...

Nhiều tuyến đê cũ không bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai

Đê sông Cung qua vùng nuôi trồng thủy sản giữa xã Hoằng Lưu và Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) đang là đê đất, rất thấp và hẹp.

Những năm gần đây, tỉnh cùng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn Trung ương và địa phương để sửa chữa, kiên cố nhiều tuyến đê. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều đoạn đê cũ, yếu, nhiều thân đê nhỏ và thấp, thậm chí thường xuyên bị sạt trượt, bị tràn khi có mưa lũ khiến nước sông dâng cao...

Qua đánh giá hiện trạng đê điều toàn tỉnh, trong các tuyến đê từ cấp I đến cấp III hiện có hơn 140 km đê còn thấp so với cao trình thiết kế. Ngoài ra, gần 70 km đê lớn này có mặt đê nhỏ hẹp, không bảo đảm mặt cắt, đặc biệt còn 23 km còn đê đất, nhỏ yếu nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn.

Tại thị xã Nghi Sơn, đê hữu sông Thị Long, đoạn từ K7+500 đến K9+900 thuộc xã Anh Sơn chỉ có chiều rộng bề mặt đê khoảng 3,5m, mặt cắt đê khá nhỏ. Đáng nói, năm 2017, đoạn đê này từng bị tràn, đe dọa sự an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân địa phương. Huyện miền núi Thạch Thành có đê tả sông Bưởi, từ K0+850 đến K0+900 thuộc địa phận thị trấn Kim Tân đã xảy ra sự cố thẩm lậu nước từ phía sông ra phía đồng từ những mùa mưa trước nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Hiện nay, mỗi khi nước sông Bưởi dâng lên cao trình 12,5m trở lên, lại xuất hiện rỉ nước qua đê, đe dọa sự an toàn. Dòng sông Nhơm hiền hòa chảy qua huyện Triệu Sơn, nhưng khi có mưa bão, nước sông chảy rất xiết, sông lại khá sâu. Đoạn đê tả dòng sông này qua địa bàn thị trấn Nưa hiện có tới 2 đoạn xung yếu, không an toàn, gồm đoạn từ K13+668 đến K14+618 và đoạn từ K16+38 đến K16+300. Đây là các đoạn đê sát sông, lại thuộc đoạn sông cong nên dòng chủ lưu chảy áp bờ khiến mái đê phía sông bị sạt lở, ăn sâu vào thân đê.

Được xếp vào trọng điểm đê loại II, đê tả sông Hoạt từ K15+300 đến K32+055 thuộc các xã Yến Dương, Hoạt Giang và Hà Vinh (Hà Trung) hiện chưa bảo đảm cao trình và mặt cắt chống lũ. Nhiều đoạn đê còn thấp so với yêu cầu phòng, chống thiên tai từ 0,5 đến 0,7m. Gần đây nhất là đợt lũ năm 2017, đoạn đê đã bị nước lũ tràn qua, sạt trượt, có tới 5 cống trên đoạn này đều cũ, yếu, lồng mang... Cùng huyện, đê hữu sông Hoạt từ K17+500 đến K21+900 qua các xã Hà Lai và Hà Châu cũng có nhiều đoạn chưa được kè kiên cố, chưa bảo đảm mặt cắt cao trình, mái đê từng có hiện tượng sạt lở. Huyện Nga Sơn có đoạn đê tả sông Lèn từ K21+550 đến K21+820 qua thôn Báo Văn, xã Nga Phượng xuất hiện nhiều vết sạt lở những mùa mưa gần đây. Đây là đoạn đê sát sông, phía đồng lại là các ao nên không bảo đảm an toàn, nhất là mỗi độ nước sông dâng cao. Cũng trên địa bàn huyện Nga Sơn, một nỗi lo khác là đoạn đê hữu sông Hoạt qua các xã Nga Thắng, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Thiện có mặt cắt đê nhiều vị trí chỉ nhỏ hơn 1,5m. Mùa mưa bão năm 2017 đã xảy ra sự cố sạt mái đê phía đồng, tràn cơ đê qua 3 xã Nga Thắng, Ba Đình và Nga Vịnh. Năm 2020, xuất hiện vết nứt dọc mặt đê từ K33+330 đến K33+350 thuộc xã Ba Đình. Vết nứt đã được xử lý sau đó, song mức độ an toàn của đoạn đê này vẫn còn lo ngại.

Huyện Hoằng Hóa không có nhiều đê, nhưng dòng sông Cung chạy dọc theo hướng Bắc - Nam nối sông Lạch Trường và sông Mã đã để lại đôi bờ những đoạn đê mang theo nhiều nỗi lo. Đê Tây sông Cung từ K3+850 đến K4 đi qua vùng trũng, ao hồ, cao trình đỉnh đê thấp, chiều rộng mặt đê nhỏ chưa được gia cố. Vị trí giao cắt với đường tỉnh 510 đã từng bị nước lũ năm 2017 tràn qua. Cùng tuyến, tại K5+500 đến K8 thuộc xã Hoằng Thắng, đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, mái đê dốc, chiều rộng đê chỉ 3 đến 4m. Phía đồng dọc tuyến đê dài này là những ao hồ nuôi trồng thủy sản sâu, được đào vào tận sát chân đê. Các mùa mưa lũ vừa qua, đoạn đê này liên tục xảy ra sạt lở phải xử lý. Phía Đông dòng sông, đê Đông sông Cung từ K5+300 đến K5+650 thuộc xã Hoằng Ngọc có phần bê tông mặt đê bị nứt, sụt lún, đê sát sông, mái đê dốc, chưa có kè bảo vệ...

Còn rất nhiều đoạn đê trên địa bàn tỉnh cũ thấp, không an toàn, hoặc có các cống hư hỏng trên đê, luôn tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra sự cố. Vào mùa mưa bão năm 2021 này, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa đã rà soát và đưa vào danh sách 33 trọng điểm đê điều không an toàn. Tại mỗi trọng điểm, Chi cục Thủy lợi phối hợp với các địa phương có đê để xây dựng các phương án phòng, chống thiên tai cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ”; trong đó, có chuẩn bị các vật tư tại chỗ, thành lập lực lượng canh và hộ đê địa phương.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]