(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, Sở Công Thương được giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng 4 chợ hạng 1 đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng 218 chợ kinh doanh thực phẩm và 98 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn trong xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm an toàn

Nhiều khó khăn trong xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm an toàn

Chợ Giáng (huyện Vĩnh Lộc) đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.

Năm 2020, Sở Công Thương được giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng 4 chợ hạng 1 đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng 218 chợ kinh doanh thực phẩm và 98 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Thực hiện chỉ tiêu được giao, Sở Công Thương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các phòng chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu an toàn thực phẩm (ATTP) được giao, cụ thể là nhiệm vụ xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm và xây dựng cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Sở Công Thương đã giao phòng chuyên môn thực hiện công tác khảo sát thực trạng tại các chợ, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị tại các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Hà Trung và thị xã Nghi Sơn (các địa phương triển khai xây dựng chợ hạng 1) để triển khai xây dựng 4 chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017.

Năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 101/218 chợ được đánh giá đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm. Lũy kế từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 261/379 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, đạt 69% kế hoạch, trong đó có 215 chợ được công bố hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017 và 46 chợ được Giám đốc Sở Công Thương quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chí chợ tạm tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19-2-2020 của UBND tỉnh về việc quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Một số địa phương đã quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm; đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị quản lý chợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bước đầu đạt được kết quả tốt trong công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, như: TP Thanh Hóa (đã hoàn thành 5/5 chợ); huyện Nông Cống (đã đạt 9/10 chợ); huyện Hoằng Hóa (đã đạt 8/21 chợ); huyện Quảng Xương (đã đạt 10/16 chợ); huyện Yên Định (đã đạt 10/19 chợ), huyện Cẩm Thủy (đã đạt 6/8 chợ).

Tuy nhiên, đến nay công tác triển khai xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đối với 4 chợ hạng 1 (bao gồm chợ Còng, thị xã Nghi Sơn; chợ Giắt, huyện Triệu Sơn; chợ Chuối, huyện Nông Cống; chợ Lèn, huyện Hà Trung) do Sở Công Thương chỉ đạo còn chậm, mới chỉ có chợ Giắt hoàn thành công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017.

Đối với các chợ hạng 2 và hạng 3 do UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng, đa phần những chợ này họp theo phiên, diện tích nhỏ, số hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm cố định trong chợ ít. Do đó, nếu đầu tư xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 sẽ gây lãng phí. Vì vậy, song song với công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19-3-2020 về việc quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại, toàn tỉnh có 102 chợ tạm được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách chợ tạm tại Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 3-4-2020 và Quyết định số 2980/QĐ-UBND ngày 29-7-2020.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Thức, Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, được biết, nguyên nhân là do một số địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức, công tác chỉ đạo, triển khai xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm an toàn chưa sát sao, quyết liệt, dẫn đến tiến độ triển khai xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm còn rất chậm, chỉ tiêu được giao về chợ kinh doanh thực phẩm năm 2020 cao nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành được chợ nào, như: thị xã Nghi Sơn (0/20 chợ), thị xã Bỉm Sơn (0/2 chợ), các huyện: Thường Xuân (2/8 chợ); Ngọc Lặc (1/11 chợ); Bá Thước (0/5 chợ). Bên cạnh đó, việc thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ, đầu tư, nâng cấp cải tạo đạt chợ kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định gặp khó khăn. Đối với chợ hiện đang do UBND cấp xã quản lý, phần lớn có hạng mục công trình xuống cấp nghiêm trọng, nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp, cải tạo lớn, trong khi đó, việc huy động nguồn ngân sách đầu tư không có hoặc rất ít...

Qua kiểm tra thực tế tại các chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 8-2020, Sở Công Thương đánh giá phần lớn các chợ bảo đảm về kết cấu hạ tầng chợ (nhà chợ chính, phân khu chức năng riêng biệt, nền chợ...), các dụng cụ bày bán thực phẩm, dụng cụ chứa đựng, thu gom rác thải, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017. Tuy nhiên, vẫn còn một số chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn phù hợp với các tiêu chuẩn tại TCVN 11856:2017, công tác vệ sinh trong chợ chưa được chú trọng. Tại thời điểm kiểm tra, trên mặt sàn chợ còn nhiều rác thải chưa được thu gom, để đúng nơi quy định, một phần là do ý thức của các hộ tiểu thương, của người mua hàng hóa nhưng qua đó cho thấy công tác quản lý, tuyên truyền của các đơn vị quản lý chợ còn chưa sát sao. Một số chợ còn chưa thực hiện việc thu gom rác thải sau khi kết thúc họp chợ, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh trong chợ và các khu vực xung quanh, như: chợ Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn; chợ Giáng, huyện Vĩnh Lộc; chợ Hội, huyện Quảng Xương; chợ Đông Khê, chợ Bôn, huyện Đông Sơn; chợ Thanh Xá, huyện Hà Trung; chợ Đá Bàn, huyện Thạch Thành...

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại các địa phương, Sở Công Thương đã có văn bản gửi từng huyện, thị xã, thành phố, trong đó đề nghị thực hiện các nội dung cụ thể: Hàng tháng kiểm tra, giám sát việc duy trì các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đã được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 hoặc theo các tiêu chí về chợ tạm tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19-2-2020; tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ hàng tuần kiểm tra, nhắc nhở tổ giám sát ATTP phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát vệ sinh ATTP trong chợ; chú trọng nguồn gốc thực phẩm đưa vào chợ, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ trong chợ. Các đơn vị quản lý chợ, ban quản lý chợ: tiếp tục đầu tư, nâng cấp các hạng mục trong chợ nhất là trong công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự; tuyên truyền, vận động tiểu thương trang bị giá kệ trưng bày sản phẩm, trang bị thùng đựng rác, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm văn minh thương mại.

Việc xây dựng chợ ATTP là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần tạo chuyển biến, nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị quản lý chợ và các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các cấp, ngành liên quan.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]