(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có 6.900 người mù, tuy nhiên mới có 23/27 huyện, thị xã, thành phố; 213 xã, phường, thị trấn có Hội Người mù với 3.305 hội viên. Hơn một nửa số người mù vẫn còn phải tự bươn chải, đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro. Nhu cầu được bảo vệ, hỗ trợ sinh kế đang là mong muốn của nhiều người mù trong tỉnh.

Nhất quán quan điểm về lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ Hội Người mù

Nhất quán quan điểm về lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ Hội Người mù

(Ảnh minh họa)

Thanh Hóa có 6.900 người mù, tuy nhiên mới có 23/27 huyện, thị xã, thành phố; 213 xã, phường, thị trấn có Hội Người mù với 3.305 hội viên. Hơn một nửa số người mù vẫn còn phải tự bươn chải, đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro. Nhu cầu được bảo vệ, hỗ trợ sinh kế đang là mong muốn của nhiều người mù trong tỉnh.

Nhân Ngày Người mù Việt Nam (17-4) năm nay vấn đề quan tâm đến người mù bằng sự thiết thực, yêu thương nhất, lại được đề cập nhiều hơn.

Cách đây 30 năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 30-CT/TU về giúp đỡ, xây dựng tổ chức Hội Người mù. Công tác chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người mù, Hội Người mù vì thế đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên bên cạnh đó, nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giúp đỡ người mù, Hội Người mù có lúc, có thời điểm vẫn còn hạn chế. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Hội Người mù dù đủ điều kiện. Cơ sở vật chất nơi làm việc và sản xuất tập trung cho người mù ở một số nơi còn chật hẹp, việc làm của người mù còn hạn chế. Một số người mù chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ với chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, vay vốn...

Thậm chí còn tình trạng phân biệt, đối xử với người mù, xem việc giúp đỡ người mù là hoạt động nhân đạo, từ thiện, còn trách nhiệm là của ngành lao động – thương binh và xã hội.

Bên cạnh đó một số tập thể, cá nhân núp danh người mù vận động tài trợ, kinh doanh quá mức khiến cho hình ảnh tổ chức Hội Người mù trở nên bị lệch lạc.

Người mù được bình đẳng đứng trong tổ chức của mình, được hỗ trợ để vươn lên. Đó là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Đánh giá, nhìn nhận lại một chặng đường hỗ trợ, giúp đỡ người mù là dịp để chúng ta xác định lại rõ hơn trách nhiệm của mình với tổ chức Hội Người mù. Trên cơ sở đó, mới đây Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa.

Nhận thức, quán triệt đầy đủ nội dung của chỉ thị càng đòi hỏi phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy trong thực hiện chế độ, chính sách đối với người mù; hỗ trợ, tạo điều kiện để phát huy năng lực của người mù và tổ chức hội làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết và cầu nối giữa người mù với cấp ủy đảng, chính quyền.

Giúp đỡ, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội nói chung, người mù nói riêng, không chỉ là thể hiện sự nhân văn của chế độ, còn tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Nhận thức rõ điều này càng đòi hỏi nhiều hơn những việc làm hỗ trợ tổ chức Hội Người mù và người mù trong tỉnh vươn lên làm chủ cuộc sống.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]