(Baothanhhoa.vn) - Lọt lòng, số phận đã không cho Vũ Thị Duyên, xã Hà Tiến (Hà Trung) có được hình hài nguyên vẹn như bao đứa trẻ khác. Nghiệt ngã hơn, do di chứng chất độc da cam, em không chỉ khuyết đôi chân mà mãi đến năm 12 tuổi mới biết khóc và nhận biết được nỗi đau, mất mát, thiệt thòi của bản thân. Nhưng, bằng nghị lực phi thường, Vũ Thị Duyên đã vượt lên chính mình...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghị lực “vầng trăng khuyết”

Nghị lực “vầng trăng khuyết”

Vũ Thị Duyên phát biểu tại Đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, nhiệm kỳ 2018-2023.

Lọt lòng, số phận đã không cho Vũ Thị Duyên, xã Hà Tiến (Hà Trung) có được hình hài nguyên vẹn như bao đứa trẻ khác. Nghiệt ngã hơn, do di chứng chất độc da cam, em không chỉ khuyết đôi chân mà mãi đến năm 12 tuổi mới biết khóc và nhận biết được nỗi đau, mất mát, thiệt thòi của bản thân. Nhưng, bằng nghị lực phi thường, Vũ Thị Duyên đã vượt lên chính mình...

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó có 4 anh chị em thì cả 4 đều chịu ảnh hưởng di chứng chất độc da cam. Bản thân là con út, lại là người bị nặng nhất nên mọi sinh hoạt Duyên đều nhờ cậy vào đôi tay của bố mẹ. Duyên đã từng sống trong một thế giới khép kín, không tiếp xúc nhiều với cuộc sống bên ngoài, không biết khao khát, cũng chẳng biết ước mơ... Cho đến khi gia đình sắm được một chiếc ti vi đen trắng thì em mới ý thức được cái xấu, cái đẹp và lúc đấy Duyên bắt đầu biết mơ ước, ước có đôi chân lành lặn, đi trên những đôi giầy xinh xắn để chạy nhảy, nô đùa như những đứa trẻ khác cùng trang lứa.

Với suy nghĩ rồi cũng đến lúc bố mẹ tuổi cao sức yếu (hiện bố mẹ Duyên đã ngoài 80 tuổi) không thể phục vụ, lo từng bữa ăn, giấc ngủ, tắm rửa, giặt giũ cho mình mãi được... Sau nhiều lần xin phép bố mẹ cho ra ngoài mưu sinh để đỡ phần khó khăn cho gia đình, mãi đến năm 2015 bố mẹ mới đồng ý cho Duyên ra Hà Nội vì nghĩ cũng không thể sống mãi để bao bọc cho con.

Người lành lặn ra thủ đô mưu sinh còn gặp khó, huống gì khiếm khuyết như Duyên. Buổi đầu ra Hà Nội em đẩy xe lăn đi bán tăm. Ngày nào cũng như ngày nào, không kể mưa hay nắng, Duyên cứ thế rong ruổi trên khắp các ngõ hẽm, góc phố với cuộc mưu sinh gặp muôn vàn khó khăn, tưởng như không thể bám trụ nỗi nơi đất khách quê người, không người thân thích. Đúng lúc định buông xuôi số phận, tình cờ một lần đi bán tăm dạo Duyên biết đến Trung tâm Dạy nghề bách khoa Hà Nội ưu tiên tiếp nhận học sinh khuyết tật, em đã mạnh dạn nộp hồ sơ xin học và được nhà trường tiếp nhận, tạo điều kiện để em vào học trung cấp nghề bách khoa, khoa công nghệ thông tin. Không phụ lòng thầy cô, bố mẹ và bạn bè, em đã nỗ lực cố gắng chăm chỉ học tập để ra trường có nghề nuôi sống bản thân và ước mơ trong tương lai sẽ có được một trung tâm đào tạo nghề công nghệ thông tin cho các bạn khuyết tật. Trong quá trình học, Duyên xin vào siêu thị bán hàng kiếm tiền chi phí ăn ở, sinh hoạt và học tập. Hiện em đang theo học các nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin. Các thầy giáo cũng sẵn sàng ủng hộ về khâu đào tạo nghề. Đây chính là động lực để em cố gắng học thật tốt để thực hiện ước mơ ra trường có chút vốn mở trung tâm hoặc có mạnh thường quân chung tay đầu tư mở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật; liên kết với các hãng điện tử, điện thoại bảo hành sản phẩm nhằm dạy nghề gắn giải quyết việc làm, giúp những mảnh đời bất hạnh có nghề tự nuôi sống bản thân, bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Không buông xuôi, không chịu khuất phục trước số phận nghiệt ngã, Duyên đã vượt qua mặc cảm, tự ti để tìm cho mình một tương lai tươi sáng hơn. Tấm gương của Duyên thật đáng để cho những thanh niên khuyết tật khác học tập, noi theo.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]