(Baothanhhoa.vn) - Luật Cư trú sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2020 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2021, trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý, chi tiết nhiều thủ tục liên quan đến cư trú như: rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký thường trú; bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu…

Luật Cư trú có hiệu lực, công dân cần lưu ý những gì?

Luật Cư trú sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2020 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2021, trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý, chi tiết nhiều thủ tục liên quan đến cư trú như: rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký thường trú; bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu…

Luật Cư trú có hiệu lực, công dân cần lưu ý những gì?

Lực lượng công an hướng dẫn người dân làm thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Trung tá Lê Thị Quỳnh Hương, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh cho biết: Điểm đáng chú ý trong Luật Cư trú (sửa đổi) là việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sẽ được thay thế sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin.

Cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên mạng internet. Thông tin về nơi thường trú, tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này sẽ giúp công dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân đã thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ trên khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện.

Luật Cư trú có hiệu lực, công dân cần lưu ý những gì?

Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.

Cụ thể, Luật Cư trú (sửa đổi) đã bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú; đồng thời bổ sung một số thủ tục như tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú…Bên cạnh đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú, tạm trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thủ tục và thời gian. Như hiện nay, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày thì theo Luật Cư trú (sửa đổi) tối đa là 7 ngày.

Luật Cư trú có hiệu lực, công dân cần lưu ý những gì?

Điểm mới nữa là Luật Cư trú (sửa đổi) cũng bổ sung theo hướng bỏ các quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân, bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp.

Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật Cư trú (sửa đổi) đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú như người vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác, đã khai báo tạm vắng hoặc xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư…

Luật Cư trú có hiệu lực, công dân cần lưu ý những gì?

Bên cạnh đó, Luật Cư trú (sửa đổi) cũng bổ sung quy định về quản lý đối với trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú (là những người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu như người di cư, sống lang thang, không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú)…

Việc bổ sung quy định này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người dân, giúp cơ quan Nhà nước nắm được tình hình của nhóm người này và có phương án hỗ trợ họ.

Có thể khẳng định, Luật Cư trú (sửa đổi) là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân liên quan đến quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]