(Baothanhhoa.vn) - Tết đến, xuân về là dịp mọi người trong gia đình sum họp, quay quần bên nhau. Nhưng tại nhiều làng “xuất ngoại” không ít gia đình đã quen với việc đón tết vắng người thân. Thế nhưng mọi người đều xác định phải phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn và cùng mong chờ ngày gia đình đoàn tụ.

Làng “xuất ngoại”

Tết đến, xuân về là dịp mọi người trong gia đình sum họp, quay quần bên nhau. Nhưng tại nhiều làng “xuất ngoại” không ít gia đình đã quen với việc đón tết vắng người thân. Thế nhưng mọi người đều xác định phải phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn và cùng mong chờ ngày gia đình đoàn tụ.

Làng “xuất ngoại”Từ hộ cận nghèo, nhờ xuất khẩu lao động gia đình chị Nguyễn Thị Khuyên (bên phải) đã có cuộc sống khá giả hơn.

Đến thôn Sao Vàng, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) vào những ngày cuối năm, trên khắp đường làng, ngõ xóm, không khí đón tết đã rộn ràng. Nhiều gia đình đang trang hoàng lại nhà cửa cùng đào, quất... Cuộc sống ấm no, đủ đầy đang hiện hữu thay cho cuộc sống lam lũ, vất vả của người dân nhiều năm trước. Trong câu chuyện với người dân nơi đây, được biết bà con giàu lên chủ yếu nhờ “xuất ngoại”.

Trong căn nhà rộng hơn 300m2, gia đình ông Nguyễn Tiến Hưng, thôn Sao Vàng, đang tất bật, dọn dẹp nhà cửa và mua sắm để đón chào năm mới. Năm nay gia đình ông đón tết trong ngôi nhà khang trang, vốn là thành quả, công sức lao động nhiều năm nơi xứ người của vợ chồng người con trai, anh Nguyễn Văn Hoài. Ông Hưng chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 người con, cả con trai, con gái, con dâu đều đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nhờ chịu thương chịu khó, làm việc chăm chỉ nên các cháu có cuộc sống khá hơn. Năm nay vợ chồng cậu con trai đầu nhiều năm đi XKLĐ đã tích cóp được số tiền để xây được ngôi nhà mới. Con trai thứ hai cũng đã sinh sống và có công việc ổn định ở bên Nhật Bản nhiều năm nay, con gái cũng đi XKLĐ được gần 3 năm nay với mức thu nhập cao hơn nhiều so với công việc trước làm. Tôi nghĩ rằng, XKLĐ là con đường hiệu quả giúp con tôi cũng như nhiều người dân trên địa bàn xã có cuộc sống khá giả hơn".

Làng “xuất ngoại”Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hào (bên trái) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang.

Ông Lê Thanh Tùng, trưởng thôn Sao Vàng, cho biết: Toàn thôn hiện có 560 hộ nhưng có khoảng 200 người đang đi XKLĐ, chủ yếu ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Nhà ít thì một người, nhiều thì 3 - 4 người, thậm chí có những gia đình có tới 5 người đi XKLĐ với công việc chủ yếu làm xây dựng, sản xuất đồ gia dụng. Thu nhập bình quân của người lao động từ 15 - 40 triệu đồng/tháng tùy từng công việc và thị trường lao động. XKLĐ đã mang đến cho nhiều gia đình ở đây có được cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Không những đời sống gia đình được cải thiện mà họ còn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, của thôn, như bê tông hóa đường làng, ngõ xóm...

Tại thôn Thanh Oai, xã Đông Khê (Đông Sơn) phong trào XKLĐ cũng phát triển mạnh từ nhiều năm qua, giúp cho nhiều hộ dân đổi đời. Đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Khuyên, chúng tôi thực sự bất ngờ trước ngôi nhà 2 tầng được xây dựng khang trang hiện đại. Chị Khuyên cho biết, năm 2008 vợ chồng lấy nhau, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn do công việc không ổn định, năm 2013 nhận thấy nhiều người dân có cuộc sống ấm no hơn từ việc XKLĐ, gia đình chị đã vay mượn người thân và vay lãi ngân hàng để cho anh đi làm tại Đài Loan. Từ những khó khăn ban đầu, đến nay nhờ chăm chỉ làm việc, vợ chồng chị đã tích góp được số tiền để xây dựng được ngôi nhà và tích lũy dần cho cuộc sống. “Trước đây, nhà chỉ cấp 4, là hộ cận nghèo, cuộc sống rất khó khăn. Gia đình giờ đã thoát nghèo, kinh tế ổn hơn rất nhiều, gia đình tôi phấn khởi lắm”, chị Khuyên nói.

Làng “xuất ngoại”Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu lao động, diện mạo thôn Sao Vàng, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có nhiều đổi mới.

Vì cuộc sống mưu sinh nhiều người dân đã không thể trở về quê đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, những người thân trong gia đình họ đã không còn cảm thấy trở ngại về khoảng cách địa lý. Những cuộc gọi điện hỏi thăm tình hình, tâm sự, động viên nhau giữa “người đi” và “người ở” đã giúp họ kết nối thường xuyên, để vun đắp tình cảm, sẻ chia khó khăn và động viên nhau nỗ lực phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Để rồi, khi tết đến, xuân về, sức xuân trên những làng quê “xuất ngoại” như càng thêm rạng rỡ, hân hoan.

Bài và ảnh: Thu Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]