(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của huyện Như Xuân đặc biệt quan tâm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, GQVL cho lao động, giúp người dân cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của huyện Như Xuân đặc biệt quan tâm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, GQVL cho lao động, giúp người dân cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững.

Học viên tham gia học lớp may công nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Như Xuân.

Để công tác ĐTN đi vào thực chất và phát huy hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội rà soát, thống kê nhu cầu học nghề theo từng lĩnh vực cụ thể; từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, dạy nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động. Trong đó, đặc biệt quan tâm và ưu tiên các đối tượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số chưa qua ĐTN thuộc các xã, thôn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về ĐTN nói chung, ĐTN nông nghiệp nói riêng được các cấp, các ngành và các xã, thị trấn quan tâm thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức của người dân khu vực nông thôn về công tác ĐTN, GQVL. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, năm 2018 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đã phối hợp mở được 3 lớp ĐTN chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả cho 90 lao động nông thôn tham gia học tập. Nhìn chung sau khi kết thúc khoá học, bà con đã phát huy kiến thức vào cuộc sống khá hiệu quả.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Sỹ Chung ở thôn Tân Thịnh, xã Hóa Quỳ, qua trao đổi được biết, trước đây gia đình ông chỉ chăn nuôi gia cầm theo hướng tự phát để phục vụ nhu cầu của gia đình. Giữa năm 2018, sau khi tham gia lớp ĐTN chăn nuôi gia cầm do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tổ chức, ông Chung đã mạnh dạn đầu tư nuôi 300 con gà thịt, do áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, từ chọn con giống, chăm sóc và phòng bệnh trong chăn nuôi, đến nay đàn gà phát triển tốt hứa hẹn sẽ cho thu nhập cao vào dịp Tết Nguyên đán.

Khác với ông Chung, sau khi tốt nghiệp phổ thông, em Lê Sỹ Đạt, ở thôn Làng Lượt, xã Bình Lương được cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, giới thiệu đã quyết định theo học nghề may công nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Như Xuân. Sau khi hoàn thành khóa học em xin việc làm tại cơ sở may trên địa bàn huyện với mức lương gần 4 triệu đồng/tháng, giúp em ổn định cuộc sống.

Ông Đinh Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp –Giáo dục thường xuyên huyện Như Xuân cho biết: Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trung tâm đã phối hợp với doanh nghiệp để cùng tham gia ĐTN và giải quyết việc làm cho lao động. Trong năm 2018, trung tâm đã mở được 14 lớp với gần 500 học viên, theo học các nghề như: Điện công nghiệp và điện dân dụng; công nghệ may, công nghệ ô tô; hàn điện, chăn nuôi gia cầm. Để học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức giới thiệu tuyển dụng lao động, GQVL cho 80% lao động được đào tạo với mức lương bình quân từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/người/tháng. Cùng với ĐTN, GQVL cho lao động nông thôn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Như Xuân luôn xác định công tác xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần GQVL, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, để hộ nghèo thoát nghèo bền vững. UBND huyện đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với các doanh nghiệp có chức năng ĐTN và xuất khẩu lao động. Năm 2018 đã tổ chức đưa thêm được gần 200 lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông...

Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền huyện Như Xuân sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề, quan tâm dạy nghề cho những đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách; xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả. Đồng thời, cung cấp thông tin cho người lao động để có sự lựa chọn trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, điều kiện và thị trường lao động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ĐTN; chủ động liên kết với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh để mở các lớp dạy nghề phù hợp với địa phương; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phối hợp với các ngành chức năng trong việc vay vốn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, tạo điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động các địa phương, từng bước tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh.


Bài và ảnh: Nguyễn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]