(Baothanhhoa.vn) - Bá Thước là một trong số những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh Thanh Hóa, được đánh giá còn giàu về trữ lượng, đa dạng về thành phần loài nhiều loài động thực vật quý hiếm tập trung trên diện tích rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Bá Thước tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Bá Thước là một trong số những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh Thanh Hóa, được đánh giá còn giàu về trữ lượng, đa dạng về thành phần loài nhiều loài động thực vật quý hiếm tập trung trên diện tích rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Huyện Bá Thước tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Cán bộ, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Bá Thước tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bá Thước Nguyễn Văn Cử, chia sẻ: Bá Thước có hơn 53.337 ha rừng (rừng tự nhiên 38.492 ha, còn lại là rừng trồng). Nhận thức rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương, các năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bá Thước và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cùng với chính quyền các xã, thị trấn và chủ rừng đã chung sức, đồng lòng bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Kinh tế lâm nghiệp ngày càng phát triển, an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi, vi phạm Luật Lâm nghiệp sớm được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nhận thức của người dân về công tác lâm nghiệp cũng như thu nhập từ sản xuất nghề rừng được nâng lên. Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện lĩnh vực lâm nghiệp và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp BV&PTR.

Ban Thường vụ Huyện ủy; UBND huyện Bá Thước đã ban hành chương trình kiểm tra, giám sát, kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR, đối với các xã trên địa bàn. Hạt kiểm lâm đã chỉ đạo kiểm lâm làm công tác tại địa bàn xã tham mưu cho đảng ủy các xã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát tại đảng ủy các xã, thị trấn, chi bộ thôn (bản) cho thấy cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ rừng đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác BV&PTR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được hạt kiểm lâm phối hợp với các ban của Huyện ủy, Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức chính trị từ huyện đến xã tổ chức triển khai hiệu quả. Riêng năm 2021, đã tuyên truyền được 170 cuộc họp với 8.679 lượt người tham gia; sửa đổi, bổ sung 205 bản hương ước BV&PTR ở 21 xã, thị trấn trên địa bàn. Tuyên truyên trên hệ thống loa đài truyền thanh của huyện, xã, thôn, bản được 645 lần. Tổ chức cho hơn 10.000 hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR. Trưởng các ban ngành, đoàn thể, các trưởng bản, ký cam kết trách nhiệm BV&PTR, PCCCR với chủ tịch UBND các xã. Để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn, huyện đã thành lập và hàng năm kiện toàn ban chỉ đạo về chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Bá Thước; xây dựng quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ địa bàn cho từng thành viên phụ trách; xây dựng và ký kết kế hoạch phối hợp lực lượng bảo vệ rừng, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự từ huyện đến các xã, tổ chức luân phiên hội nghị giao ban với các lực lượng, các huyện vùng giáp ranh, xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR vùng trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”. Điều tra, rà soát bổ sung vùng trọng điểm cháy rừng với diện tích 378,76 ha tại các xã trọng điểm; thành lập 205 tổ đội BV&PTR, PCCCR ở bản với 810 người tham gia; xây dựng 21 bảng tuyên truyền bảo vệ rừng; thường xuyên rà soát, bổ sung các loại phương tiện, dụng cụ đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra. Hàng năm tham mưu kịp thời cho ban chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra công tác BV&PTR, PCCCR tại các xã, thị trấn và 2 chủ rừng Nhà nước.

Công tác chống khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép đã được tăng cường thực hiện. Năm 2021, ngoài đưa kiểm lâm viên về công tác tại địa bàn xã để tham mưu cho chính quyền trong bảo vệ rừng tận gốc, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra an ninh rừng tại 9 xã trọng điểm rừng còn giàu tài nguyên và các tuyến đường trọng điểm; thực hiện nhiều giải pháp, từ công tác tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Đổi mới công tác trinh sát, phương thức hoạt động tuần tra các vùng rừng còn giàu tài nguyên và biết dựa vào chính quyền, Nhân dân để phát hiện và ngăn chặn các đối tượng xấu lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép. Công tác quản lý lâm sản, tang vật sau khi xử lý cũng ­­được quan tâm bảo vệ tốt, chế độ xuất, nhập đúng nguyên tắc, đúng quy chế, không để xảy ra thất thoát hoặc thiếu hụt. Kiểm tra, giám sát khai thác lâm sản của các đơn vị, người dân trên địa bàn đúng quy định.

Kết quả, năm 2021, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền các xã, chủ rừng tổ chức tuần tra rừng được 365 lần với 850 lượt người tham gia, đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 57 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu nộp ngân sách Nhà nước 503,919 triệu đồng.

Về công tác phát triển rừng, từ năm 2016 đến năm 2021, huyện Bá Thước trồng mới được hơn 3.000 ha rừng. Khoán khoanh nuôi 530 ha, khoán bảo vệ rừng 24,748 ha/năm cho 1.615 hộ, cộng đồng; thực hiện thâm canh phục tráng được 1.870 ha rừng luồng. Đến nay diện tích rừng trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt. Độ che phủ rừng của huyện Bá Thước đến tháng 12-2021 đạt 70,3%.

Tuy nhiên, công tác lâm nghiệp tại Bá Thước vẫn còn những tồn tại, đó là rừng tự nhiên cũng như rừng trồng năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế, xã hội. Vẫn xuất hiện các nguy cơ đe dọa suy giảm cả về diện tích và chất lượng rừng. Khai thác luồng và cây phụ trợ chưa đúng kỹ thuật; người dân chưa có ý thức thâm canh rừng trồng đặc biệt là rừng gỗ lớn, rừng luồng. Nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp; tại nhiều bản, việc tổ chức thực hiện hương ước bảo vệ rừng chưa có hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng dân cư trong BV&PTR, PCCCR....

Để BV&PTR bền vững, huyện Bá Thước đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm công tác lâm nghiệp 5 năm tới. Cụ thể như thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp, gắn với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020 – 2025); phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và bền vững, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, giữ vững an ninh rừng ổn định, thực hiện phương châm bảo vệ rừng tại gốc mang tính bền vững cao, không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, không để xảy ra cháy rừng; thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng.

Bài và ảnh: Thùy Dương


Bài và ảnh: Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]