(Baothanhhoa.vn) - Huyện Đông Sơn có hơn 46 nghìn người trong độ tuổi lao động. Với mục tiêu trở thành huyện không còn hộ nghèo, giảm dần hộ cận nghèo, trong những năm qua huyện đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Đông Sơn

Huyện Đông Sơn có hơn 46 nghìn người trong độ tuổi lao động. Với mục tiêu trở thành huyện không còn hộ nghèo, giảm dần hộ cận nghèo, trong những năm qua huyện đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT). Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Đông Sơn

Công ty TNHH MTV May Phú Anh (xã Đông Khê) đã và đang tạo việc làm cho nhiều LĐNT.

Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2010-2020 huyện Đông Sơn đã phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương đào tạo cho 1.721 LĐNT, trong đó 1.582 lao động có việc làm sau đào tạo.

Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng tăng, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Nhờ đó, học viên sau khi học xong khóa học hầu hết đều vận dụng kiến thức được học để áp dụng vào các hoạt động sản xuất, trồng trọt và được nhận vào làm việc ở các công ty trên địa bàn huyện.

Cụ thể, đối với nghề phi nông nghiệp, sau đào tạo có 90% lao động có việc làm, cung ứng nguồn lao động có tay nghề may cho Công ty TNHH MTV May Phú Anh (xã Đông Khê); Công ty TNHH In Kyung Vina (xã Đông Ninh); Doanh nghiệp May Phương Xinh (xã Đông Nam); Công ty May Thụ Thương (xã Đông Minh). Đối với nghề nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), đa số học viên sau khi học nghề đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào sản xuất, tự tạo việc làm, phát triển kinh tế trang trại, nâng cao thu nhập, với mức thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/người/năm. Riêng đối với lao động may công nghiệp, làm việc tại các công ty trên địa bàn huyện, có mức thu nhập bình quân từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên thực tế, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Đông Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho LĐNT; số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó công tác bố trí việc làm cho lao động sau đào tạo còn gặp khó khăn; nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm thấp hơn so với kế hoạch, việc giao kinh phí ngân sách Trung ương thường chậm, ảnh hưởng đến việc giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo; chưa huy động được nguồn lực xã hội hóa để phát triển dạy nghề cho LĐNT; cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, chưa gắn kết hiệu quả với doanh nghiệp, chậm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo... Đặc biệt, rào cản lớn nhất hiện nay trong công tác đào tạo đó là LĐNT chưa thực sự “mặn mà” với việc học nghề, lập nghiệp; các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt chủ yếu vẫn dựa theo kinh nghiệm truyền thống.

Ông Phạm Đình Điện, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Sơn, cho biết: Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT, đáp ứng với xu hướng phát triển hiện nay, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển và nhân rộng các mô hình dạy nghề đạt hiệu quả, dạy nghề cho LĐNT gắn với tạo việc làm. Trong đó, huyện sẽ rà soát, nắm bắt nhu cầu học nghề, nhu cầu về nguồn lao động của doanh nghiệp, thực trạng nguồn lao động của địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với tình hình thực tế... Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2021-2025, có 500 LĐNT được học nghề nông nghiệp và 1.400 LĐNT được đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]