(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025”, Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22-4-2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025" (giai đoạn II), các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp quan trọng, đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhờ vậy tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đã giảm hơn so với thời gian trước đây, nhận thức của người dân và chất lượng dân số từng bước được nâng lên.

Hiệu quả Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025”, Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22-4-2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025" (giai đoạn II), các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp quan trọng, đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhờ vậy tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đã giảm hơn so với thời gian trước đây, nhận thức của người dân và chất lượng dân số từng bước được nâng lên.

Hiệu quả Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu sốBuổi ra mắt câu lạc bộ “Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết" xã Trung Lý (Mường Lát).

Tại huyện Thạch Thành, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Dân tộc chủ trì phối hợp với các phòng, ban và đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng hệ thống văn bản triển khai thực hiện đề án và Kế hoạch số 99/KH-UBND của UBND tỉnh. Hàng năm, UBND huyện xây dựng và triển khai kế hoạch đến toàn thể các xã, thị trấn; tổ chức hội nghị tập huấn cho bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng nông dân, phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên... ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, những xã có đông đồng bào DTTS đang sinh sống. Việc triển khai thực hiện đề án trên địa bàn huyện đã có sự chung tay vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cùng đông đảo quần chúng Nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy, từ năm 2020 đến tháng 4-2022, trên địa bàn huyện có 2.328 cặp kết hôn nhưng không có trường hợp TH&HNCHT.

Thời gian tới huyện tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền các nội dung liên quan đến TH&HNCHT cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cấp xã, cán bộ chủ chốt các thôn và người có uy tín trong đồng bào DTTS; tập trung tuyên truyền về hệ lụy của TH&HNCHT cho Nhân dân, nhất là người dân các thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ người DTTS cao. Tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề; bố trí pa nô tuyên truyền ở các địa điểm sinh hoạt cộng đồng, các trục giao thông nơi đồng bào thường hay qua lại; bổ sung quy định và các chế tài về chống TH&HNCHT vào các hương ước, quy ước của thôn. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cho đồng bào, xóa bỏ tình trạng TH&HNCHT.

Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025”, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện có liên quan tổ chức các hội nghị tuyên truyền thực hiện đề án năm 2022; phối hợp với Sở Tư pháp, Hội LHPN tỉnh, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, UBND huyện Thường Xuân, UBND huyện Quan Hóa tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” cho người dân xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân và người dân các bản đồng bào Mông huyện Quan Hóa về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, hậu quả và các giải pháp giảm thiểu TH&HNCHT. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về TH&HNCHT thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại cơ sở; tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác dân tộc cấp xã; đồng thời biên soạn, phát hành các sản phẩm truyền thông tuyên truyền giảm thiểu TH&HNCHT nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Đối với cấp huyện, năm 2021 đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, trong đó tổ chức và lồng ghép tổ chức được 301 hội nghị tuyên truyền cho 35.291 người; thực hiện tuyên truyền trên Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện 239 lần, đài truyền thanh xã 2.176 lần; tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề tại các trường học với số lượng 58 buổi cho hơn 9.000 học sinh. Trong 9 tháng năm 2022, tổ chức được 11 hội nghị tuyên truyền cho 1.061 người, tuyên truyền 147 cuộc tại trường học; xây dựng 48 tin bài và thực hiện tuyên truyền 393 lần trên Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện và đài truyền thanh của các xã, thị trấn. Ngoài ra các huyện cũng đã triển khai lồng ghép công tác tuyên truyền tại các tiết học ngoại khóa của các trường, các cuộc họp tại các thôn, bản trên địa bàn huyện.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, thời gian qua tình trạng TH&HNCHT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn 11 huyện miền núi giảm xuống thấp, cụ thể: năm 2021 là 2,38%, 4 tháng đầu năm 2022 là 2,4%. Các huyện có tỷ lệ tảo hôn thấp là Quan Sơn 5,56%, Quan Hóa 5,4%, Ngọc Lặc 2,85%; Lang Chánh 0,77%, Như Xuân 0,81%; Thường Xuân 0,51%. Các huyện không có tình trạng tảo hôn là Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh. Về tình trạng hôn nhân cận huyết thống, từ năm 2021 đến 4 tháng đầu năm 2022, toàn vùng có 1 cặp hôn nhân cận huyết thống (vào năm 2021) tại huyện Mường Lát, các huyện khác không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tại các huyện giáp ranh có xã, thôn bản thuộc vùng DTTS và miền núi không còn tình trạng TH&HNCHT. Riêng huyện Mường Lát, tỷ lệ tảo hôn vẫn còn cao, năm 2021 là 16,14%; 4 tháng đầu năm 2022 là 20,8%.

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Lát, cho biết: Xác định công tác tuyên truyền là giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS, vì vậy, huyện Mường Lát đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, như: tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn và tuyên truyền trên Đài Truyền thanh và Truyền hình huyện, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật về luật hôn nhân và gia đình. Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đã chỉ đạo Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại 5 xã tổ chức 5 buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết", với sự tham gia của 250 hội viên. Thông qua mỗi buổi sinh hoạt, đã truyền tải cho các hội viên nắm được các kiến thức về sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, hệ lụy của TH&HNCHT, các bệnh được sàng lọc trước sinh và sơ sinh, cách làm mẹ an toàn... Tuy nhiên, Mường Lát là huyện vùng cao biên giới, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống, trình độ dân trí chưa đồng đều khiến công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nhận thức của nhiều gia đình còn lạc hậu, chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình; chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe, trừng phạt các hành vi liên quan đến TH&HNCHT, các trường hợp vi phạm về TH&HNCHT mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính... dẫn đến tỷ lệ tảo hôn của huyện còn cao.

Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh đề nghị các huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ sở, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên, người dân trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT; đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung có trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh theo quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống TH&HNCHT, đặc biệt là cấp xã; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt công tác phòng, chống TH&HNCHT; đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em… vào hương ước, quy ước thôn bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa. Triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu Dự án 9.2 về giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]