(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn ở huyện Như Thanh luôn được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm. Qua các lớp học nghề đã làm thay đổi tư duy của người dân về thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Như Thanh

Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn ở huyện Như Thanh luôn được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm. Qua các lớp học nghề đã làm thay đổi tư duy của người dân về thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Như Thanh

Lớp học may công nghiệp cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Như Thanh.

Năm 2013, sau khi được tham gia các lớp ĐTN về trồng trọt, chăn nuôi do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức, chị Lê Thị Thanh ở thôn Bái Sim, xã Thanh Kỳ đã tổ chức quy hoạch lại 13 ha đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng 12 ha keo, 1 ha còn lại gia đình chị xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn mán, gà, trồng thêm ngô, sắn, ràu màu để phục vụ chăn nuôi. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên diện tích cây keo, đàn lợn, gà của gia đình chị luôn sinh trưởng và phát triển tốt, ít dịch bệnh và trở thành nguồn thu nhập cao cho gia đình. Năm 2020, gia đình chị Thanh xuất bán được 3 tấn lợn mán, trên 4.000 con gà giống, 5 ha keo, doanh thu ước đạt trên 500 triệu đồng.

Thực hiện Đề án “ĐTN cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2010-2020 huyện Như Thanh đã phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương mở được 56 lớp dạy nghề cho 2.256 lao động nông thôn. Tập trung chủ yếu là các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, như: chăn nuôi lợn nái ngoại, trồng lúa năng suất cao, trồng nấm, sò, mục nhĩ, ớt, đậu tương, chăn nuôi con đặc sản; may công nghiệp, điện dân dụng, gò hàn, thêu ren, đính hạt cườm... Chương trình ĐTN tiếp tục đổi mới theo hướng tiếp cận với nhu cầu của thị trường lao động, trong đó đặc biệt chú ý tới việc giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và rèn kỹ năng nghề cho người học. Một số cơ sở dạy nghề đã kết hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Sau học nghề người lao động đã áp dụng vào thực tiễn để sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Có thể thấy, công tác ĐTN cho lao động nông thôn ở Như Thanh những năm qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác ĐTN trên địa bàn huyện Như Thanh vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Việc tổ chức dạy nghề vẫn chạy theo số lượng, chất lượng đào tạo còn hạn chế; công tác ĐTN còn một số bất cập, việc ĐTN chưa gắn với nhu cầu người học nghề và người sử dụng lao động; chưa gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; một số nghề chưa phát huy hiệu quả sau đào tạo; chưa tạo sự gắn kết giữ cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo...

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thời gian tới huyện Như Thanh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề; tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, ĐTN theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của doanh nghiệp, phục vụ nguồn lao động theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn...

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]