(Baothanhhoa.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực, những năm gần đây, huyện Lang Chánh từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT), qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Lang Chánh

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Lang Chánh

Mô hình trồng rau an toàn ở xã Tân Phúc – kết quả ứng dụng của người dân sau khi tham gia lớp đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, những năm gần đây, huyện Lang Chánh từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT), qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Theo thống kê, toàn huyện Lang Chánh hiện có trên 36.900 người trong độ tuổi lao động, chiếm 74,3% dân số toàn huyện. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Lang Chánh đã xây dựng kế hoạch triển khai sát với tình hình thực tế tại địa phương, từng bước giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Huyện xác định đào tạo nghề là một trong những trọng tâm để giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, trong quá trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT, huyện tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống, nghề mới; có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu công việc. 5 năm gần đây, huyện phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghề cho gần 2.000 LĐNT theo Quyết định 1956. Các lớp nghề tập trung chủ yếu là ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm, may công nghiệp. Qua khảo sát, người lao động sau khi hoàn thành khóa học đều ứng dụng thành công các kiến thức khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Theo đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, điển hình như mô hình chăn nuôi dê, trâu, bò sinh sản ở xã Quang Hiến, nay là thị trấn Lang Chánh; mô hình trồng bí đỏ thương phẩm, sản xuất rau an toàn trái vụ ở các xã Đồng Lương, Tân Phúc... Cũng nhờ công tác đào tạo nghề đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt gần 40%, riêng lao động qua đào tạo nghề đạt 17%. Nhiều lao động sau học các nghề phi nông nghiệp đã chuyển nghề và có việc làm ổn định, góp phần tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Lang Chánh, việc chuyển đổi cơ cấu LĐNT từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cầu, chất lượng, hiệu quả chưa cao, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp; nhận thức của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế, người nông dân thiếu vốn để phát triển và mở rộng các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng dành cho phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế, gây khó khăn cho việc chuyển đổi và phát triển các ngành nghề tại nông thôn. Đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ thực hành một số nghề phi nông nghiệp như may, hàn... thiếu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.

Việc chuyển dịch cơ cấu lao động là nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành tiêu chí 12 trong việc xây dựng nông thôn mới, vì vậy, trong thời gian tới, huyện Lang Chánh xác định tập trung các nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động được đào tạo nghề trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng tỷ lệ lao động được đào tạo trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thương mại. Tính đến tháng 12-2020, toàn huyện đã có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 xã đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận chuẩn; 26/63 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện, các xã đã và đang đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo nghề.

Bà Lê Hải Hưng, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lang Chánh cho biết: Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Kế hoạch của huyện trong những năm tới là tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về đào tạo nghề; tích cực điều tra, rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn để những ngành nghề đào tạo gắn liền với lợi ích của người lao động, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Đồng thời, tăng cường du nhập những nghề mới có thu nhập cao vào địa bàn; lồng ghép các chương trình, dự án để nhiều LĐNT được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần bảo đảm nguồn nhân lực có tay nghề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt kết quả cao.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]