(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7.322 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trong đó có 2.774 cơ sở có nguy cơ cháy nổ. Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ cháy, thiệt hại về tài sản khoảng 54,3 tỷ đồng trong đó có 1 vụ cháy nhà mặt phố kết hợp kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với nhà ở mặt phố kết hợp kinh doanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7.322 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trong đó có 2.774 cơ sở có nguy cơ cháy nổ. Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ cháy, thiệt hại về tài sản khoảng 54,3 tỷ đồng trong đó có 1 vụ cháy nhà mặt phố kết hợp kinh doanh.

Cảnh sát PCCC tỉnh kiểm tra an toàn PCCC tại cửa hàng kinh doanh vật dụng.

Xác định được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn PCCC và CNCH đối với nhà mặt phố kết hợp kinh doanh, những năm qua Cảnh sát PCCC tỉnh đã triển khai kế hoạch kiểm tra công tác PCCC đối với loại hình này. Qua kiểm tra thực tế, nhìn chung, nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC đã được nâng cao. Nhiều hộ dân chủ động trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ; quan tâm đến các điều kiện ngăn cháy, điều kiện phục vụ chữa cháy và thoát nạn tại khu dân cư để kịp thời xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra. Các hộ kinh doanh cũng tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền kiến thức, kỹ năng PCCC, thoát nạn, thoát hiểm cũng như những vấn đề đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy công tác PCCC đối với nhà mặt phố kết hợp kinh doanh đang bộc lộ nhiều bất cập. Hầu hết các hộ gia đình có nhà mặt phố kết hợp kinh doanh có kết cấu xây dựng chủ yếu là bê tông, cốt thép, tường gạch, mái bê tông hoặc lợp tôn, quy mô từ 2-3 tầng, nhiều hộ không có lối thoát hiểm lên mái nhà, ra ban công và nếu có thì cũng thường xuyên khóa hoặc làm kiên cố. Các hộ này thường tận dụng tầng 1 để kinh doanh và tận dụng tối đa diện tích để trưng bày và chứa hàng hóa. Do diện tích nhỏ nên gần như các loại hàng hóa đều sắp xếp không gọn gàng, bố trí gần các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị điện... tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy, nổ và gây khó khăn cho việc tự thoát nạn cũng như công tác chữa cháy, CNCH khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Nhiều chủ cơ sở kinh doanh chưa có ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn PCCC; không trang bị các phương tiện PCCC, hoặc nếu có thì cũng qua loa, sơ sài nhằm đối phó với lực lượng chức năng khi tiến hành kiểm tra.

TP Thanh Hóa là trung tâm trọng điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, là khu vực tồn tại nhiều nhất loại hình nhà mặt phố kết hợp kinh doanh. Hiện trên địa bàn thành phố có 63 cơ sở kinh doanh sản xuất lớn nằm xen kẽ trong khu dân cư và hàng trăm nhà ở mặt phố có kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ. Qua công tác kiểm tra một số cơ sở kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ đều cho thấy đặc điểm chung của các cơ sở trên chủ yếu là dạng hộ cá thể hoạt động mua, bán các mặt hàng có nguy cơ cháy cao (giấy, mút xốp, nhựa, sơn dầu, đồ vàng mã, nhang, gỗ, hóa chất...) nằm đan xen trong các khu dân cư. Các cơ sở này có diện tích từ 50m2 đến 200m2, thường tận dụng mặt bằng tầng trệt làm khu vực sản xuất, kinh doanh, kết hợp sử dụng diện tích còn lại làm khu sinh hoạt ăn, ở của gia đình. Bên cạnh đó tình trạng thắp hương tại nơi sản xuất còn phổ biến, dây điện câu mắc không đúng quy định nên chỉ cần có một sự bất cẩn nhỏ trong quá trình sản xuất sẽ dễ dàng phát cháy và khả năng cháy lan là rất lớn. Vì vậy, các chủ cơ sở này nếu như không ý thức được trách nhiệm của mình, lơ là trong công tác PCCC hoặc việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, đối phó thì nguy cơ tiềm ẩn về cháy nổ càng cao.

Trong thời gian tới, để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của các hộ gia đình trong sinh hoạt và hoạt động kinh doanh buôn bán, giảm thiểu tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, Cảnh sát PCCC tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC, CNCH tại các cơ sở này. Thông qua công tác kiểm tra nhắc nhở các cơ sở thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, khắc phục những tồn tại, thiếu sót và kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC. Bên cạnh đó, Cảnh sát PCCC tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, chủ cơ sở trong công tác đảm bảo an toàn PCCC. Tuy nhiên, cùng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình tuân thủ các quy định về PCCC, không để xảy ra cháy do vô ý, bất cẩn, biết những việc phải làm khi có cháy xảy ra. Chủ cơ sở phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong cơ sở, trong gia đình tuân thủ tốt các quy định về PCCC. Bố trí sắp xếp bếp đun nấu an toàn, không kê bếp sát vách lá, sàn gỗ, vách gỗ, khi đun nấu hay thắp nhang phải có người trông coi; trước khi ra khỏi nhà phải tắt điện, không tồn trữ các chất nguy hiểm cháy, nổ như xăng, dầu, cồn công nghiệp... Đồng thời chủ cơ sở cần thực hiện đầy đủ các kiến nghị, hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát PCCC, chủ động trang bị và bố trí các thiết bị PCCC và CNCH phù hợp với tính chất hoạt động, kinh doanh tại gia đình và định kỳ bảo dưỡng, đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Khuyến khích thành viên trong gia đình tham gia các lớp huấn luyện về PCCC và tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.

Bài và ảnh: Nguyễn Nhung (Cảnh sát PCCC tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]