(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 90 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cả công lập và ngoài công lập). Hầu hết các cơ sở này đã được chú trọng đầu tư về nhiều mặt, tuy nhiên, trong công tác đào tạo vẫn tồn tại không ít khó khăn, bất cập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Còn nhiều khó khăn ở các cơ sở đào tạo nghề

Còn nhiều khó khăn ở các cơ sở đào tạo nghề

Xưởng thực hành nghề may công nghiệp của Trung tâm GDNN–GDTX huyện Lang Chánh.

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 90 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cả công lập và ngoài công lập). Hầu hết các cơ sở này đã được chú trọng đầu tư về nhiều mặt, tuy nhiên, trong công tác đào tạo vẫn tồn tại không ít khó khăn, bất cập.

Một trong những khó khăn, bất cập của các cơ sở dạy nghề hiện nay là công tác tuyển sinh. Hằng năm, cứ đến mùa tuyển sinh, các cơ sở đào tạo nghề lại “chạy đôn chạy đáo” để tìm kiếm thí sinh. Rất nhiều chính sách ưu đãi về chế độ học tập, học phí cùng những thông điệp rất thân thiện như: ra trường có việc làm ngay, đào tạo tay nghề cao theo yêu cầu của thị trường... nhưng số lượng học viên đăng ký học vẫn không được như mong muốn. Chính vì vậy, nhiều ngành nghề mở ra, đào tạo theo yêu cầu, thậm chí theo đơn đặt hàng của thị trường, nhưng các trường vẫn gặp khó trong khâu tuyển sinh. Ông Trần Văn Điện, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, việc làm Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, chia sẻ: “Hiện nay nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cao về lao động có tay nghề ở một số ngành như, hàn, cắt gọt kim loại, nguội chế tạo... Tuy nhiên, việc tuyển sinh của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân của thực trạng này do phần đa học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chưa mặn mà với học nghề. Trong khi đó các trường đại học thực hiện tuyển sinh nhiều đợt trong một năm và dùng cả phương thức xét học bạ nên đã thu hút một lượng lớn học sinh. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa tuyển sinh được từ 1.200-1.500 học viên ở các ngành nghề, con số này thấp hơn nhiều so với 5 năm về trước.

Tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX), công tác tuyển sinh cũng là vấn đề nan giải. Theo ông Lê Văn Nam, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lang Chánh, hằng năm, trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, do suy nghĩ của người dân là học nghề mất thời gian và muốn đi làm thuê để có tiền ngay, nên họ không mấy mặn mà với việc học nghề, dẫn đến công tác đào tạo gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, trung tâm chủ yếu mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho người dân, từ nguồn kinh phí của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956, ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ. Các nghề chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau an toàn, dệt thổ cẩm...

Đối với Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hậu Lộc, sau khi sáp nhập năm 2017, cơ sở vật chất từng bước được quan tâm đầu tư. Trung tâm có thể đào tạo được 11 ngành, nghề từ sơ cấp đến trung cấp như, nghề hàn, tiện, may công nghiệp, điện, kỹ thuật vận hành máy nông nghiệp, chăn nuôi gia súc... Tuy nhiên, nhiều năm nay, các lớp nghề mở ở trung tâm phần lớn là nghề chăn nuôi gia súc, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Một số ngành nghề như, tiện, kỹ thuật vận hành máy nông nghiệp có năm mở được có năm không. Trong khi đó việc sắp xếp, bố trí giáo viên cũng gặp khó khăn. Mặc dù có tới 7 giáo viên nghề, song nhiều khi mở lớp vẫn phải mời giáo viên từ các trường nghề khác về giảng dạy, nhất là nghề may công nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Thêm một bất cập mà lãnh đạo các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh đều có chung nhận định và cần ngành chức năng xem xét tháo gỡ, đó là trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện; sự hướng dẫn thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo. Song 3 đơn vị này không phải lúc nào cũng tìm được tiếng nói chung...

Nói về khó khăn của cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cho hay: “Những năm qua, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, nhất là trang thiết bị hiện đại. Nếu tính theo xu thế hiện nay, trang thiết bị của nhà trường mới chỉ đáp ứng ở mức trung bình khá đến khá, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động tay nghề chất lượng cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác và chất lượng đào tạo. Về đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu và yếu theo chuẩn kiểm định, nhiều giáo viên hạn chế trong dạy học tích hợp – một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra trong giai đoạn hiện nay”.

Thực tế cho thấy, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có nhiều chuyển biến. Ngành chức năng, các cơ sở giáo dục đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được những kết quả tích cực, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, trước những khó khăn, hạn chế kể trên thì vấn đề đặt ra hiện nay là các ngành, địa phương cần làm tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của người dân, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Rà soát, bổ sung danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề. Ngoài vai trò của các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp cũng cần chung tay trong việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm sau đào tạo. Làm được vậy, tin rằng, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh sẽ từng bước được đổi mới, đóng góp xứng đáng vào công cuộc CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]