(Baothanhhoa.vn) - Chúng ta đón nhận thông tin về biến thể mới Omicron xâm nhập vào Việt Nam cùng lúc với những thông tin cả tích cực và tiêu cực trong lối sống từ cộng đồng. Dịch bệnh COVID-19 đang trở nên phức tạp hơn bởi những con virus SARS-CoV-2 cũng như chính đối tượng mà nó tấn công. Hãy cũng hành động một cách nghiêm túc, trách nhiệm cao hơn, để chặn đứng đà lây lan của dịch bệnh.

Biến thể suy nghĩ!

Chúng ta đón nhận thông tin về biến thể mới Omicron xâm nhập vào Việt Nam cùng lúc với những thông tin cả tích cực và tiêu cực trong lối sống từ cộng đồng. Dịch bệnh COVID-19 đang trở nên phức tạp hơn bởi những con virus SARS-CoV-2 cũng như chính đối tượng mà nó tấn công. Hãy cũng hành động một cách nghiêm túc, trách nhiệm cao hơn, để chặn đứng đà lây lan của dịch bệnh.

Biến thể suy nghĩ!

(Ảnh minh họa)

Thông tin tích cực rất đáng biểu dương đó là có rất nhiều địa bàn từng là “vùng đỏ”, “vùng cam” COVID-19 nhưng giờ đã thành “vùng xanh” và ngược lại.

Người dân ở những địa bàn này đang ở những thái cực khác nhau: vui sướng và lo lắng. Đó là hệ quả tất yếu của thái độ chống dịch. Quyết tâm thì “đỏ hóa xanh” mà lơ là thì “xanh thành đỏ, thành vàng”. Đó là một cách nói, nhưng cơ bản phản ánh thái độ, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung sức chống dịch thế nào

Thông tin tại hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 5-1-2022 cho thấy, đến nay ở Việt Nam tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,9%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57%, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có độ phủ vắc xin ở mức cao.

Thông tin tích cực ấy là niềm vui, chừng mực nào đó cũng tiềm ẩn ít nhiều nỗi lo. Vui vì chúng ta cơ bản đã tạo ra được sự miễn dịch cộng đồng trong giới hạn. Nhưng lo chính bởi nhiều người trở nên chủ quan, xem điều đó như là “chiếc bùa” để họ ỷ vào, dễ dãi hơn trong lối sống.

Hãy nên nhớ rằng, dịch bệnh COVID-19 liên tục có những biến thể mới mà chúng ta chưa thể lường hết được nguy cơ của nó tới đâu, khả năng kháng thể mà vắc xin tạo ra có thể đáp ứng như thế nào. Thời gian qua đã có rất nhiều người dù đã tiêm đủ 2 liều vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh.

Dịp đón năm mới 2022 và lễ Giáng sinh, rất nhiều người dân đã cho thấy tâm lý chủ quan, lơ là, tự tin cơ thể mình đã miễn dịch, virus không thể tấn công, nên không hề thực hiện các biện pháp phòng ngừa y tế khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Họ thản nhiên ra đường, tham gia vào các hoạt động đông người, dễ dàng tiếp xúc với những người không biết rõ lai lịch mà không có biện pháp bảo vệ cần thiết theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Nhiều người thì xem đó như là thứ cúm mùa. COVID-19 bây giờ có ở khắp nơi biết đâu mà tránh, nhiều người nói thế. Điều đó đúng, bởi vius dấu mặt, chúng ta không thể nhìn thấy, sờ thấy, mà chỉ biết rằng nó có ở bất cứ nơi đâu.

Ý thức được điều đó lẽ ra càng phải thôi thúc chúng ta một trách nhiệm cao hơn với bản thân, với cộng đồng, đó là phòng dịch mọi lúc, mọi nơi, chứ không phải là buông xuôi, thụ động chờ đợi vào sự may mắn của số phận…

Cá biệt và nguy hiểm hơn, còn có tâm lý rằng, thôi thì cứ mắc bệnh đi cho xong. Họ cho rằng đã mắc bệnh rồi thì rất ít nguy cơ tái nhiễm, bản thân không cần phải lo lắng, sợ hãi về dịch bệnh nữa, có thể thoải mái làm điều mình thích. Nhận thức lệch lạc ấy là sự thiếu tôn trọng, trân quý bản thân mình, cũng chính là đang gây áp lực lên hệ thống y tế.

Những nghiên cứu công bố thời gian qua cho thấy người từng mắc COVID-19 đã khỏi bệnh vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm. Mà khi đó thì hậu quả là rất khó lường.

Đối với trường hợp người đã tiêm đủ vắc xin dù không bị mắc COVID-19 đi chăng nữa thì vẫn có thể trở thành trung gian lây bệnh sang người khác, mà cận kề nhất chính là người thân, người quen, đồng nghiệp của mình.

Tôi thử đặt một ứng dụng trắc nghiệm thăm dò thái độ trong hai nhóm chat có nhiều người xa quê, đó là nhóm bạn học cũ và nhóm đồng hương, xem thái độ của họ như thế nào với dịch bệnh COVID-19 cũng như trách nhiệm đến đâu với quê nhà. Và với kết quả mà tôi thu được đã góp thêm tiếng nói lo lắng về nguy cơ dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan.

Nhiều bạn học cũ và đồng hương xa quê của tôi không ngại ngần mà thể hiện sự thiếu trách nhiệm của mình trong dịp tết tới. Họ cho rằng tết là dịp để chơi, có rất nhiều người lâu ngày chưa gặp, chưa ăn nhậu với nhau, vì thế tết tới về quê sẽ sẵn sàng để… tới bến.

Cứ như cách thể hiện của họ, thì những con người ấy chẳng cần phải chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh để làm gì cả. Họ chỉ có một mong muốn đó là sao để có thể gặp gỡ, giao lưu nhanh nhất cho thỏa lòng nhớ mong, chờ đợi. Việc ấy không ai cấm cả, nhưng phải trong khuôn khổ, đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch.

Trước một đợt được xen là “xuân vận” lớn nhất trong năm như tết nguyên đán, chắc chắn sẽ có rất nhiều người tham gia các phương tiện giao thông công cộng để về quê nhà và sau tết trở lại nơi sinh sống, làm việc. Rồi những hoạt động của họ tại quê nhà nữa. Có thể vì nể người đi xa về, vì ngại năm mới mà nhiều người sẽ không góp ý dẫn đến họ sẽ cứ thế, hồn nhiên ứng xử một cách không an toàn. Vậy nên sẽ có nhiều điều lo lắng đặt ra nếu như những người dân không chấp hành nghiêm quy định, không đề cao ý thức, trách nhiệm.

Đó là một bài toán đặt ra, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của hệ thống giám sát và y tế cơ sở. Nhưng dù có cố gắng đến đâu thì trên hết, trước hết vẫn phải là ý thức tự thân của từng người một. Một biến thể trong suy nghĩ đem theo sự lệch lạc trong hành động, nguy hiểm không kém gì biến thể của virus, bệnh dịch lây lan là điều khó tránh khỏi. Vậy nên cùng với vận động, cần phải xử lý thật nghiêm vi phạm, để cùng lúc chúng ta ngăn chặn được các biến thể đe dọa đến cộng đồng.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]