(Baothanhhoa.vn) - Năm nào cũng thế, cứ đến tháng 6 - Tháng hành động vì trẻ em lại có nhiều hoạt động, sự quan tâm của các cấp, ngành và người lớn dành cho con trẻ. Nhưng tiếc là sau 1 tháng, thậm chí chỉ sau ngày quốc tế thiếu nhi, ở nhiều gia đình và địa bàn dân cư, trẻ em lại tiếp tục phải trở lại nhịp sống quen thuộc theo sự áp đặt của người lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ, nhưng không áp đặt

Năm nào cũng thế, cứ đến tháng 6 - Tháng hành động vì trẻ em lại có nhiều hoạt động, sự quan tâm của các cấp, ngành và người lớn dành cho con trẻ. Nhưng tiếc là sau 1 tháng, thậm chí chỉ sau ngày quốc tế thiếu nhi, ở nhiều gia đình và địa bàn dân cư, trẻ em lại tiếp tục phải trở lại nhịp sống quen thuộc theo sự áp đặt của người lớn.

Bảo vệ, nhưng không áp đặt

Áp lực việc làm hiện nay khiến rất nhiều người lớn quan tâm đến tương lai con trẻ bằng việc “nhồi nhét” kiến thức cho trẻ một cách quá mức hơn là trang bị những kỹ năng sống, để trẻ có đủ sự tự tin bước vào tương lai.

Australia là nước có nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới hiện nay. Những đứa trẻ ở quốc gia này không chỉ có những ngày hè sôi động đúng nghĩa, mà chúng còn được quyền lựa chọn cách học trong năm, đó là ưu tiên kiến thức hay kỹ năng sống. Việc học thật sự chỉ bắt đầu khi đứa trẻ vào bậc trung học.

Chiến lược trẻ em ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện hơn, nhưng điều cốt lõi và quan trọng vẫn phải là nhận thức của người lớn - những người trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ em mỗi ngày.

Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ. Chỉ thị không chỉ tạo thêm khung pháp lý, còn là động lực khích lệ trẻ em vươn lên, người lớn và cơ quan chức năng tăng cường trách nhiệm đấu tranh chống lại tác nhân gây hại cho trẻ, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho tương lai đất nước không chỉ khỏe mạnh mà còn phải lành mạnh.

Thế nhưng sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg cũng như tiếp tục thực hiện Luật Trẻ em 2016, công tác trẻ em vẫn bộc lộ những bất cập, nhiều trẻ em chưa thoát ra khỏi sự quan tâm thái quá và quản lý máy móc của người lớn. Dù đã có những quy định rất cụ thể, nhưng việc tạo ra một “khoảng trời” thật sự để trẻ em sống thật với cảm xúc của lứa tuổi, phát triển hài hòa và đúng cách vẫn chưa được nhiều người lớn nhận thức đầy đủ.

Kỳ nghỉ hè đã bắt đầu, món quà cần nhất mà người lớn dành cho trẻ em trong Tháng hành động năm nay chính là việc bảo vệ trẻ an toàn trước dịch, bệnh COVID-19 và các nguy cơ xâm hại từ môi trường mạng. Khi dịch, bệnh được khống chế, thay cho việc ép trẻ học văn hóa, hãy chọn cho chúng những khóa học kỹ năng, điều mà các em đang rất cần để có thể an toàn hơn trước các nguy cơ xâm hại như đuối nước, tai nạn thương tích và tệ nạn xã hội.

Muốn bảo vệ trẻ em tốt nhất, hãy lắng nghe xem trẻ em muốn gì trước đã.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]