(Baothanhhoa.vn) - Nghị quyết số 68 của Chính phủ ra đời trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến với doanh nghiệp và người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo hiểm xã hội tỉnh đồng hành, chia khó cùng doanh nghiệp và người lao động

Nghị quyết số 68 của Chính phủ ra đời trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến với doanh nghiệp và người lao động.

Bảo hiểm xã hội tỉnh đồng hành, chia khó cùng doanh nghiệp và người lao động

Vận tải hành khách là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề do dịch COVID-19 (Trong ảnh: Xe khách nằm phơi nắng dài ngày tại Bến xe phía Tây Thanh Hóa).

Với phương châm nhanh gọn, kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người lao động, BHXH tỉnh đã xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn và BHXH các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp đúng quy định, đúng đối tượng thụ hưởng trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động thực hiện các chính sách hỗ trợ; báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc phát sinh nhằm triển khai hiệu quả chính sách, cũng như tạo thuận lợi nhất cho người lao động và doanh nghiệp trong thụ hưởng chính sách. Phân công công chức, viên chức, người lao động theo dõi, nắm bắt, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sớm lập hồ sơ để được giải quyết việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định. Tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ ngoài quy định tại Quyết định số 23, không để hồ sơ quá hạn. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót thì kịp thời hướng dẫn, không để tình trạng hồ sơ phải chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, khi nhận được quyết định về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh đã chuyển ngay kinh phí để doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động nhằm duy trì việc làm bền vững. Đồng thời, nhanh chóng thực hiện xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất. Qua đó, giúp các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động có đủ hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định đời sống, hoặc vay vốn để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, BHXH tỉnh yêu cầu BHXH các huyện, thị xã, thành phố phải ưu tiên tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ngay tại bộ phận “một cửa”, bố trí để người lao động và doanh nghiệp đến nộp hồ sơ một cách dễ dàng, thuận tiện. Trong công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, BHXH tỉnh yêu cầu các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, đúng thời gian quy định và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kịp thời. Trường hợp để xảy ra vi phạm hay lạm dụng trục lợi chính sách, gây thất thoát tiền ngân sách Nhà nước thì người đứng đầu các đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Tính đến ngày 8-9, toàn tỉnh có 6.254 đơn vị, 278.619 lao động được giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với số tiền giảm đóng từ tháng 7 đến nay là trên 18 tỷ 676 triệu đồng. Cùng với đó, BHXH tỉnh đã thực hiện xác nhận cho 3 đơn vị với 143 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất 6 tháng, số tiền dự kiến là trên 820 triệu đồng. Xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương (mẫu số 05) cho 25 đơn vị với 351 lao động; xác nhận danh sách lao động ngừng việc (mẫu số 06) cho 13 đơn vị với 92 lao động; xác nhận danh sách người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (mẫu số 13a) cho 7 đơn vị với 371 lao động; xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (mẫu số 13c) cho 4 đơn vị, với 451 lao động.

Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh hóa, nhiều doanh nghiệp đã và đang đề nghị cơ quan BHXH hướng dẫn giải quyết chế độ, chính sách về BHXH đối với đơn vị và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 68 và Quyết định 23. Cụ thể như Công ty CP Quản lý và Khai thác bến xe Thanh Hóa, một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, được thụ hưởng chính sách ngay sau khi Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 được ban hành. Ông Lê Đình Lịch, Giám đốc Công ty CP Quản lý và Khai thác bến xe Thanh Hóa, cho biết: Qua 4 đợt dịch liên tiếp, doanh nghiệp gần như kiệt quệ, người lao động gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đã làm văn bản đề nghị BHXH tỉnh tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi tiếp nhận, BHXH tỉnh đã sớm xem xét và xác nhận theo quy định. Hiện đơn vị đã có quyết định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của 88 lao động cho đến hết tháng 1-2022 và giảm mức đóng bằng 0% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 1-7-2021 đến 30-6-2022). Bên cạnh sự đồng hành, chia khó cùng doanh nghiệp của BHXH, đơn vị còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh... Đây chính là nguồn động viên, cổ vũ để tập thể cán bộ, người lao động trong công ty nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc BHXH tỉnh, cho biết: Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ rất thiết thực, kịp thời, đúng đối tượng. Đây không chỉ là những giải pháp cấp thiết trong hiện tại, mà còn giúp người lao động và doanh nghiệp tự đứng vững và vượt qua các khó khăn của dịch bệnh. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị của các chính sách, BHXH xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cần tập trung ưu tiên thực hiện của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, quyết tâm chung sức, đồng lòng với nỗ lực cao nhất nhằm đưa các chính sách hỗ trợ đến người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, khẳng định vai trò BHXH là trụ cột của hệ thống an sinh, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả gói hỗ trợ này cần có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, từ các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia của cộng đồng dân cư. Từ đó, bảo đảm việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Cùng với đó là tính trách nhiệm, tính tự giác của người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]