(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đã đồng loạt đăng tải thông tin về sự việc áp phích in cờ Trung Quốc, banner lấy hình lính Mỹ ở 2 Trường Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội và Đại học Tôn Đức Thắng. Mặc dù, lãnh đạo 2 nhà trường đã giải trình và các cá nhân, tập thể liên quan đã bị xử lý kỷ luật, tuy vậy qua sự việc cũng cho thấy thực trạng đáng báo động trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống lịch sử hiện nay đang bị xem nhẹ.

Báo động việc giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống lịch sử đang bị xem nhẹ

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đã đồng loạt đăng tải thông tin về sự việc áp phích in cờ Trung Quốc, banner lấy hình lính Mỹ ở 2 Trường Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội và Đại học Tôn Đức Thắng. Mặc dù, lãnh đạo 2 nhà trường đã giải trình và các cá nhân, tập thể liên quan đã bị xử lý kỷ luật, tuy vậy qua sự việc cũng cho thấy thực trạng đáng báo động trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống lịch sử hiện nay đang bị xem nhẹ.

Báo động việc giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống lịch sử đang bị xem nhẹÁp phích in cờ Trung Quốc, banner lấy hình lính Mỹ ở 2 Trường Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội và Đại học Tôn Đức Thắng được đăng tải trên không gian mạng). (Ảnh chụp từ internet)

Trên các trang mạng xã hội, nhất là facebook có không ít bình luận thể hiện thái độ bất bình: “Đây là sai sót rất phản cảm, bởi xảy ra trong dịp cả nước hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Một bình luận khác cho rằng: “Đáng nói sai sót này lại xảy ra tại 2 trường đại học, vốn dĩ là những môi trường giáo dục, nâng cao tri thức cho những người chủ tương lai của đất nước, nên nếu nhận thức sai lệch về chính trị tư tưởng, truyền thống lịch sử thì hệ lụy rất lớn sau này. Bởi vấn đề này tác động đến nhận thức chính trị của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ về quá khứ cũng như hiện tại”.

Liên quan đến sai sót của 2 trường đại học, nhiều ý kiến khác, nhất là của những học giả, trí thức cũng bày tỏ quan điểm: Đây không chỉ cho thấy sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của người liên quan, đồng thời cũng báo động việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống lịch sử dân tộc đang bị xem nhẹ trong chính môi trường giáo dục. Nói về giáo dục truyền thống lịch sử, nhất là báo động tình trạng chất lượng dạy và học môn học Lịch sử trong trường học cho thế hệ trẻ những năm gần, độc giả Lê Lan Anh (TP Thanh Hóa), chia sẻ: “Từ sự việc của 2 trường đại học lại nhắc nhớ đến việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng từng khiến cả nước xôn xao và xảy ra nhiều tranh luận hồi đầu năm 2022. Mặc dù, ngay sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải trình và giải thích việc bố trí như hiện nay để đảm bảo đáp ứng vai trò giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông. Tuy vậy, cá nhân tôi cũng đồng quan điểm với nhiều người, đó là học môn Lịch sử là để hiểu truyền thống của dân tộc, từ đó nuôi dưỡng lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc nào mà thế hệ trẻ thờ ơ, thậm chí quay lưng với lịch sử sẽ là một bi kịch của tương lai. Do vậy, thay vì đưa thành môn tự chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cải cách Lịch sử về cách học và cách kiểm tra đánh giá”. TS Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhấn mạnh: Môn Lịch sử sẽ giúp làm tăng giá trị bản thân người học và trở thành hành trang trong suốt cuộc đời họ, do từng bước đi trong cuộc sống, trong nghề nghiệp là sự liên tục của những trải nghiệm từ quá khứ đến hiện tại. Cho dù là ai, ở vị trí nào cũng đều rất cần hình thành thói quen tư duy của lịch sử. Sự thất bại hay thành công trong quá khứ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng phát triển đất nước... đều là những bài học quý giá cho bất kỳ ai, bất kỳ đất nước nào. Vì thế, đừng bao giờ xem nhẹ môn Lịch sử.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Người khẳng định: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”. Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, công tác tư tưởng cũng luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu, phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, góp phần to lớn trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng Nhân dân, động viên và khích lệ Nhân dân đấu tranh chống kẻ thù, ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự việc áp phích in cờ Trung Quốc, banner lấy hình lính Mỹ ở Trường Đại học Kinh doanh - Công nghệ Hà Nội và Đại học Tôn Đức Thắng cũng đồng thời gióng lên hồi chuông báo động việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống lịch sử dân tộc đang bị xem nhẹ trong chính môi trường giáo dục. Theo đó, rất cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Nhất là khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng bộ và Nhân dân, xem đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy và của toàn hệ thống chính trị.

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]