(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên hằng năm, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các vụ tai nạn do mất an toàn lao động gây tử vong và bị thương nhiều người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

An toàn vệ sinh lao động và những vấn đề cần quan tâm

Những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên hằng năm, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các vụ tai nạn do mất an toàn lao động gây tử vong và bị thương nhiều người.

Nhiều lao động vẫn chủ quan, chưa tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (ảnh mang tính minh họa).

Theo số liệu thống kê, 9 tháng năm 2018 toàn tỉnh xảy ra 14 vụ tai nạn lao động tại nơi sản xuất, làm chết 7 người và bị thương 14 người. So với cùng kỳ năm 2017 đã giảm 2 vụ, giảm 4 người chết và tăng 9 người bị thương. Anh Trịnh Biên, ở thôn 4, xã Quý Lộc (Yên Định) đi làm thợ xây đã nhiều năm nhưng rất hạn hữu sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Do chủ quan, xem nhẹ ATVSLĐ nên trong 1 lần đi xây, anh bị ngã từ trên giàn giáo xuống đất gãy 3 xương sườn và chấn thương sọ não. Tuy bảo toàn được tính mạng nhưng bản thân anh Biên không còn đủ sức khỏe để làm việc tiếp. Khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo đảm an toàn trong lao động là bảo vệ chính mình, thì đã quá muộn.

Với anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) dù đang làm việc tại một công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn TP Thanh Hóa nhưng chỉ đội mỗi chiếc mũ lưỡi chai để chống nắng. Khi được hỏi về vấn đề an toàn lao động, anh Hùng cho biết: Bản thân tôi cũng rất lo lắng về sự an toàn lao động nhưng trong lúc làm việc mà sử dụng các trang bị bảo hộ thấy vừa nóng, vừa vướng nên không dùng. Và chắc nhiều người chưa quên vụ tai nạn đổ tường mới xảy ra ngày 26-7-2018, cũng do chủ quan nên 4 công nhân của Nhà máy gạch men cao cấp Vicenza, đóng tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) đã bị tử vong.

Ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết: Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra thường để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động, gia đình và xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến những nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư. Nguyên nhân chính của các vụ tai nạn lao động chủ yếu do người lao động và người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật lao động, còn vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình và biện pháp làm việc an toàn. Trong khi nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn xem nhẹ các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, môi trường làm việc, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; công tác kiểm tra và tự kiểm tra ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện thường xuyên để loại trừ những yếu tố nguy hiểm, độc hại có nguy cơ gây tai nạn lao động. Có những cơ sở sản xuất chưa bảo đảm đủ điều kiện làm việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nhất là ở các làng nghề, trong sản xuất nông nghiệp. Chưa kể đến thiết bị, công nghệ lạc hậu không bảo đảm ATVSLĐ cũng là nguyên nhân. Và một nguyên nhân không hề nhỏ để xảy ra các vụ tai nạn lao động là do nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, làng nghề về công tác ATVSLĐ còn nhiều hạn chế. Trong khi lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và cán bộ theo dõi lĩnh vực này của các ngành, các cấp còn quá mỏng, chức năng, nhiệm vụ lại ngày càng tăng, đối tượng quản lý về ATVSLĐ ngày càng rộng, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng nhiều (theo chương trình phát triển doanh nghiệp, từ nay đến năm 2020 mỗi năm toàn tỉnh phấn đấu thành lập mới 3.000 doanh nghiệp trở lên), trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia đình chiếm tỷ lệ lớn nên việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ gặp không ít khó khăn.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động xảy ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức tháng hành động về ATVSLĐ. Phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tổ chức lễ phát động tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018. Ngoài ra sở còn phối hợp tổ chức 7 lớp huấn luyện công tác ATVSLĐ cho 430 người là chủ sử dụng lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp. Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác ATVSLĐ tại 54 mỏ khai thác, chế biến đá trên địa bàn tỉnh. Xây dựng dự thảo Quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đảm bảo ATVSLĐ; dự thảo quyết định thành lập và quy chế làm việc của hội đồng ATVSLĐ tỉnh. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức huấn luyện cho người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hướng tới mục tiêu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động...


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]