(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi có mặt ở Trường THCS Nga Thủy, xã Nga Thủy (Nga Sơn) trong một buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nhân dịp Bộ Tư pháp tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Tại buổi sinh hoạt có sự tham gia của các báo cáo viên pháp luật, các thầy, cô giáo và gần 300 học sinh của nhà trường.

Đổi mới phương thức tuyên truyền pháp luật trong trường học

Chúng tôi có mặt ở Trường THCS Nga Thủy, xã Nga Thủy (Nga Sơn) trong một buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nhân dịp Bộ Tư pháp tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Tại buổi sinh hoạt có sự tham gia của các báo cáo viên pháp luật, các thầy, cô giáo và gần 300 học sinh của nhà trường.

Đổi mới phương thức tuyên truyền pháp luật trong trường họcHọc sinh Trường THCS Nga Thủy (Nga Sơn) tham gia một buổi tuyên truyền, PBGDPL.

Ngay tại buổi sinh hoạt, báo cáo viên pháp luật đã giới thiệu một số quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Biển Việt Nam năm 2012. Đông đảo học sinh đã tích cực giao lưu, trả lời câu hỏi về những kiến thức pháp luật, những tình huống phát sinh nơi các em đang sinh sống.

Em Phạm Lê Thiện Tâm, lớp 7B vui vẻ nói: “Được tham gia buổi sinh hoạt phổ biến kiến thức pháp luật như thế này em rất vui vì hiểu thêm được nhiều kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Hơn nữa, trả lời đúng câu hỏi lại còn được nhận quà mang về"...

Được biết, trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, Trường THCS Nga Thủy thường lồng ghép các hoạt động ngoại khóa, trong đó có tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp học sinh nắm bắt kiến thức pháp luật cơ bản, đồng thời phát triển ý thức tuân thủ pháp luật ngay từ môi trường học đường. Thông qua các hoạt động này, nhà trường không chỉ truyền đạt nội dung pháp luật một cách sinh động mà còn tạo môi trường tương tác giúp học sinh hiểu sâu và vận dụng tốt trong cuộc sống. Việc kết hợp giáo dục pháp luật với sinh hoạt dưới cờ còn góp phần tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.

Không chỉ lồng ghép tuyên truyền pháp luật trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, Trường THPT Triệu Sơn 5, huyện Triệu Sơn còn xây dựng các mô hình để rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Thầy giáo Hồ Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 5 cho biết: Năm học 2024-2025, trường có tổng số 23 lớp học, 961 học sinh, trong đó hơn 600 học sinh có phương tiện tham gia giao thông. Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh, nhà trường đã phối hợp thực hiện mô hình "Trường học an toàn giao thông”. Từ khi mô hình đi vào hoạt động, các em học sinh đã dần hiểu và tự giác tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường, chấp hành quy định pháp luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, không dàn hàng hai, hàng ba, không lạng lách, đánh võng... Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phối hợp với Công an huyện Triệu Sơn, Công an xã Đồng Lợi tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) về an ninh - trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng tránh tác hại của thuốc lá điện tử, ma túy trong môi trường học đường...

Có thể nói, PBGDPL trong trường học bằng các mô hình, hoạt động cụ thể là cách mang lại hiệu quả tích cực để nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng đối với học sinh. Đáng chú ý, công tác PBGDPL trong các nhà trường đã ngày càng đổi mới, đa dạng hình thức, phù hợp với từng lứa tuổi, địa bàn, kết hợp chặt chẽ giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức. 100% trường học trong tỉnh thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân theo hướng cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Tổ chức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp bằng nhiều hình thức như: Kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa, tích cực sưu tầm các tài liệu, hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn cho từng tiết học, cung cấp các kiến thức thực tiễn, gần gũi với đời sống. Trong năm 2024, nhiều trường học còn phối hợp với công an địa phương tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông, về ma túy, tội phạm. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động về tư vấn học đường, giáo dục giới tính cho học sinh.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới phương thức PBGDPL tại các trường học theo hướng gần gũi, thiết thực đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của đông đảo học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.

Bài và ảnh: Việt Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]