(Baothanhhoa.vn) - 15.977 trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) bị xử phạt là con số được Ban An toàn giao thông tỉnh thống kê trong báo cáo 9 tháng năm 2019. Đây cũng là số liệu phản ánh thực tế tình trạng vi phạm không đội MBH vẫn còn khá phổ biến hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông còn phổ biến

15.977 trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) bị xử phạt là con số được Ban An toàn giao thông tỉnh thống kê trong báo cáo 9 tháng năm 2019. Đây cũng là số liệu phản ánh thực tế tình trạng vi phạm không đội MBH vẫn còn khá phổ biến hiện nay.

Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông còn phổ biến

Ảnh minh họa.

Ghi nhận thực tế trên các tuyến quốc lộ đến giao thông đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh dễ dàng nhận thấy không ít người còn lơ là, coi thường việc đội MBH khi tham gia giao thông. Nhất là ở khu vực có nhiều khu, cụm công nghiệp, vẫn còn nhiều người điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện hoặc chở người ngồi sau nhưng không đội MBH. Cũng có những người đội MBH nhưng lại không cài quai. Trong suy nghĩ của nhiều người, việc đội MBH dường như chỉ để đối phó với lực lượng chức năng. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, thị trường xe máy điện, xe đạp điện và xe gắn máy dưới 50 phân khối dành cho học sinh ngày càng được sử dụng phổ biến ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Kéo theo đó, gia tăng tình trạng học sinh không đội MBH khi giam gia giao thông. Hình ảnh những người “đầu trần” đi xe máy điện, xe máy vô tư lạng lách giữa dòng xe đông đúc vô cùng nguy hiểm vẫn còn xảy ra. Nhiều phụ huynh đưa đón con đi học thường chủ quan, “quên” đội MBH cho con em mình và không lường trước được những trường hợp tai nạn bất ngờ xảy ra.

Hơn 17h ngày 30-10, chị Lê Thị Hằng, sinh sống tại phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) chở con và 1 đứa cháu nhà hàng xóm đều đang là học sinh tiểu học đi học tại Trung tâm Tiếng Anh ở phường Trường Thi. Vì nghĩ đoạn đường gần nên chị Hằng không đội MBH cho 2 đứa trẻ. Đường phố vào giờ tan tầm đông đúc, chật chội nên xe ô tô, xe máy, xe tải chen lấn để đi. Đột nhiên, chiếc xe ba gác đang đi cùng chiều tăng tốc, chị Hằng bị bất ngờ, tay lái xe máy quặc vào đuôi xe ba gác, cả 3 người trên xe máy ngã nhào ra đường. Đầu xe bị vỡ nát, chị Hằng xây xước tay, chân, còn hai đứa trẻ xây xước mặt mày, hoa mắt, chóng mặt vì không được đội MBH... Cũng may kết quả kiểm tra sức khỏe không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên đó là bài học sâu sắc để chị Hằng đội MBH cho các con, các cháu trước khi lên xe...

Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh những năm qua còn ở mức cao và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Trong các vụ tai nạn giao thông, phần nhiều liên quan đến mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Theo báo cáo của Công an tỉnh, TNGT 9 tháng năm 2019 (từ 16-12-2018 đến 15-9-2019) trên địa bàn tỉnh xảy ra 110 vụ, làm chết 122 người, làm bị thương 65 người. TNGT tăng so với cùng kỳ 2018. Những nguyên nhân chính gây TNGT đó là: Vi phạm quy định tốc độ, đi sai phần đường, người đi mô tô, xe gắn máy không đội MBH, uống rượu bia điều khiển phương tiện, không chú ý quan sát, sử dụng lòng, lề đường làm dịch vụ, đậu đỗ xe trái quy định...

Cũng theo báo cáo 9 tháng năm 2019 của Ban An toàn giao thông tỉnh, lực lượng chức năng đã xử phạt 15.977 trường hợp không đội MBH, phạt tiền 2.630.180.000 đồng. Riêng trong quý III-2019, đã có 8.993 trường hợp không đội MBH bị xử phạt với số tiền 1.406.100.000 đồng.

Đội MBH khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện là biện pháp bảo vệ có hiệu quả, hạn chế thương tích vùng đầu cho người tham gia giao thông khi tai nạn xảy ra. Quy định bắt buộc đội MBH đối với người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường được triển khai theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 26-9-2007 của Chính phủ và Luật Giao thông đường bộ. Sau hơn 10 năm thực hiện, việc đội MBH trở thành thói quen, nét văn hóa giao thông của người dân. Năm 2019 tiếp tục được Chính phủ chọn là Năm An toàn giao thông với chủ đề An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Công ty Honda Việt Nam trao tặng MBH cho toàn bộ học sinh bước vào lớp 1. Tại Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình tặng MBH cho học sinh lớp 1 năm 2019-2020 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ” với 77.437 học sinh được tặng MBH. Ngoài ra, các đơn vị trường đã tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh ký cam kết với nhà trường về việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, thực hiện tốt các nội dung công tác giáo dục an toàn giao thông.

Rèn luyện ý thức đội MBH khi tham gia giao thông cho học sinh tại các nhà trường – đó là cách hữu hiệu để giáo dục nhân cách từ những việc nhỏ như chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Mỗi người hãy gương mẫu đội MBH khi tham gia giao thông và nhắc nhở con em mình thực hiện theo bởi đó là cách đơn giản để yêu thương, bảo vệ chính mình và những người thân chứ không phải chỉ để đối phó với lực lượng chức năng.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Việt Hương


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]