(Baothanhhoa.vn) - Mua sắm trực tuyến đã không còn xa lạ và ngày càng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ. Hình thức này ngày càng nở rộ, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng có xu hướng mua trực tuyến nhiều hơn so với trước do muốn tránh tới nơi đông người, phòng, chống dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thận trọng khi mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến đã không còn xa lạ và ngày càng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ. Hình thức này ngày càng nở rộ, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng có xu hướng mua trực tuyến nhiều hơn so với trước do muốn tránh tới nơi đông người, phòng, chống dịch bệnh.

Thận trọng khi mua sắm trực tuyến

Người giao hàng bận rộn hơn vào dịp cuối năm khi đơn hàng trực tuyến gia tăng. Ảnh: P.V

Các đơn hàng mua trực tuyến cũng tăng cao hơn do nhu cầu mua sắm dịp cuối năm. Cứ dành thời gian quan sát trên đường, bạn sẽ thấy mật độ các bạn shipper (người giao hàng) áo xanh, áo đỏ chở thùng hàng chạy xe máy trên đường phố tìm địa chỉ, số điện thoại trên các ứng dụng, phần mềm đã được cài đặt sẵn. Xu hướng mua sắm trực tuyến có nhiều ưu thế tiện lợi song cũng còn tiềm ẩn không ít rủi ro, gây bức xúc cho người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Thảo, một nhân viên kế toán văn phòng ở TP Thanh Hóa thường mua hàng trên mạng, qua kênh Sendo, Lazada... hoặc mua các loại quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm từ các trang bán hàng cá nhân trên mạng facebook, zalo. “Chỉ cần ngồi một chỗ lướt điện thoại là có thể tìm kiếm sản phẩm mình cần, đặt hàng, sản phẩm sẽ được chuyển đến tận tay qua hệ thống vận chuyển. Cách thức tiện lợi, giá cả không thay đổi, phí ship cũng không đắt đỏ, chỉ vài chục nghìn. Nhiều sản phẩm mua trực tuyến mình khá ưng ý nhưng cũng không ít lần thất vọng vì bị lừa, hàng không giống như quảng cáo” - chị Thảo chia sẻ.

Chia sẻ về chuyện “dở khóc, dở cười” khi mua hàng trực tuyến, cô Nguyễn Thị Trâm, năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn thường xuyên sử dụng mạng xã hội và mua hàng qua mạng. Cô Trâm cho biết: “Vừa rồi tôi đặt mua một nồi chiên không dầu trên facebook cá nhân của một người chuyên bán hàng gia dụng. Nhìn trên ảnh quảng cáo thấy mẫu mã đẹp, lại có chương trình giảm giá 25% đợt cuối năm. Khi đặt mua, tôi cũng đã hỏi đi hỏi lại nhân viên về mẫu mã, nhãn hiệu nhưng, khi hàng giao tới, món hàng mặc dù được gói nguyên đai, nguyên kiện song bên trong chiếc nồi hoàn toàn không giống với hình ảnh và mô tả ban đầu. Chưa biết chất lượng sản phẩm thế nào, chỉ riêng việc giao hàng không đúng mẫu mã đã làm người mua rất khó chịu”.

Không chỉ các sản phẩm tiêu dùng, chị Lê Thị Phượng, ở phường Long Anh (TP Thanh Hóa) vì yêu thích hoa, nhất là các lại hoa cỏ theo mùa như hoa mười giờ, cúc cánh bướm. Một lần, chị đặt mua hạt giống hoa trên một trang mạng và ung dung nhận sản phẩm, gieo trồng với hy vọng sẽ có những luống hoa ưng ý. Khổ nỗi, hạt giống không như những hàng hóa khác, rất khó kiểm tra ngay lúc nhận hàng. Mãi đến khi gieo hạt một thời gian, chị mới ngỡ ngàng vì đó không đúng giống hoa mình lựa chọn. Kể từ đó, chị từ bỏ hẳn ý định mua hạt giống qua mạng.

Thời đại của công nghệ, mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển, không chỉ dừng lại ở kênh cung cấp hàng trực tuyến có thương hiệu lớn mà đã nở rộ thành trào lưu trong cộng đồng mạng hiện nay. Hơn 60% dân số Việt Nam có tài khoản facebook và một phần không nhỏ trong số họ bận rộn kinh doanh, bán hàng trên mạng. Họ đam mê bán hàng trực tuyến vì có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi, số lượng bạn bè và người theo dõi đông đảo trên facebook để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần tốn kinh phí để thuê mặt bằng, thuê nhân viên hay mất các chi phí khác. Thế nhưng, mua sắm trực tuyến nhiều lúc chưa mang lại niềm tin đối với người tiêu dùng. Nhiều người nhìn dịch vụ này với cặp mắt nghi ngại, cảnh giác và không yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi trong số họ, có không ít người từng ôm “quả đắng” vì sản phẩm mua qua mạng. Những rủi ro điển hình mà người mua thường gặp phải, như: Sản phẩm không giống như quảng cáo về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, không có nhãn mác, không đúng xuất xứ, không cung cấp hóa đơn, giao thiếu hàng khuyến mãi, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại, thông tin sai giá, giao hàng chậm, hủy đơn hàng không lý do... Trong một số trường hợp, những người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm mua hàng qua mạng còn ít quan tâm đến thông tin người bán hàng, địa chỉ cửa hàng, chính sách đổi – trả sản phẩm nên nhiều lúc phải “ngậm đắng, nuốt cay” khi xảy ra tranh chấp, thậm chí là không thể liên hệ được với người bán hàng, hoặc có liên hệ được thì cũng khá mất thời gian vào những việc phiền phức.

Dịp cuối năm, thị trường hàng tiêu dùng lại sôi động hơn do nhu cầu mua sắm tăng cao, hàng hóa nhiều. Mua sắm trực tuyến dễ có nhiều kẻ hở để hàng trôi nổi, hàng kém chất lượng trà trộn vào thị trường và đến tay người tiêu dùng. Thế nên, ngay từ khi có ý định mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng hãy thận trọng lựa chọn những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng; tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi đặt mua, nhằm tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng; tìm hiểu, thống nhất trước về các điều khoản đổi - trả, bảo hành, hoàn tiền và chính sách giao nhận... để đề phòng, tránh phiền phức trong những trường hợp rủi ro.

Minh Hiền


Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]