(Baothanhhoa.vn) - Luật Dược năm 2016 quy định thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức: Nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế xã/phường và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Thế nhưng, các nhà thuốc online và việc bán thuốc qua mạng internet vẫn nở rộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩn trọng khi mua thuốc online

Luật Dược năm 2016 quy định thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức: Nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế xã/phường và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Thế nhưng, các nhà thuốc online và việc bán thuốc qua mạng internet vẫn nở rộ.

Cẩn trọng khi mua thuốc online

Lực chọn các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, có uy tín là cách người dân tự bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân.

Chỉ cần vài lần nhấp chuột với thao tác đơn giản, ai cũng có thể tìm ra những trang web với vô vàn quảng cáo về buôn bán, cung cấp nhiều loại thuốc chữa bệnh hấp dẫn. Từ các loại thuốc điều trị các bệnh thông thường như chống viêm, giảm đau, hạ sốt, trị ho... đến các loại thuốc đặc trị các bệnh lý phức tạp như cơ – xương khớp, tim mạch, thần kinh, tiểu đường... Giá các loại thuốc phổ biến, từ rẻ tiền đến các loại đặc trị đắt tiền đều có thể mua trên mạng. Điều đáng nói, việc mua thuốc trên mạng trở nên dễ dàng khi chỉ cần lựa chọn sản phẩm vào giỏ hàng, điền thông tin đặt hàng hoặc gọi điện đến số điện thoại hướng dẫn sẽ được tư vấn miễn phí và giao hàng tận nơi.

Đó là cách bán thuốc trên một số website. Còn trên mạng xã hội như zalo, facebook, việc trao đổi các loại hàng hóa là thực phẩm chức năng và thuốc cũng khá phổ biến dưới dạng các hội, nhóm riêng. Đơn cử, chỉ cần vào hội, nhóm của các mẹ đang nuôi con nhỏ, không khó để bắt gặp những dòng trạng thái (status) hỏi cách chữa bệnh, các loại thuốc, cách dùng thuốc, thậm chí là mượn đơn thuốc để chữa các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm đường hô hấp, viêm da cơ địa, rối loạn tiêu hóa... Điều đáng nói, không chỉ là việc thảo luận, “mách” nhau những kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, những người bán hàng qua mạng cũng có thêm nhiều cơ hội để quảng cáo sản phẩm từ các loại thực phẩm chức năng, men vi sinh, siro trị ho, long đờm đến cả các loại thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh...

Trên địa bàn TP Thanh Hóa và một số huyện lân cận, các cửa hàng chuyên bán đồ dùng cho mẹ và bé cũng sử dụng mạng xã hội như một kênh bán hàng trực tuyến. Họ lập trang facebook riêng, vừa quảng cáo sản phẩm nói chung, vừa làm công tác hỗ trợ, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm, trong đó chủ yếu các sản phẩm là thực phẩm chức năng, lẫn cả một số loại thuốc thường dùng của trẻ nhỏ. Các loại thuốc này được quảng cáo là “hàng xách tay” của các nước như Nhật, Pháp, Bỉ... Khi con bị ốm, các mẹ có nhu cầu, chỉ cần nhắn tin (inbox), những người bán hàng sẽ nhiệt tình tư vấn mua sản phẩm gì, cách sử dụng như thế nào để nhanh khỏi bệnh. Thậm chí, một số nơi nhân viên bán hàng tư vấn như dược sĩ ở nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, phần lớn những người bán hàng chỉ tư vấn thuốc theo kinh nghiệm, họ cũng không có chuyên môn về ngành dược.

Không chỉ các loại thuốc tây, các loại thuốc y học cổ truyền cũng được quảng cáo, rao bán phổ biến trên mạng xã hội. Không cần phải gặp gỡ trực tiếp, không cần bắt mạch, kê đơn, những địa chỉ, như: Thuốc nam gia truyền, thuốc nam dân tộc, đông y gia truyền... vẫn sử dụng nhiều chiêu quảng cáo để thu hút khách đặt hàng và gửi hàng qua đường bưu điện.

Dược sĩ Bùi Hồng Thủy, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Thanh Hóa, cho biết: Điểm đ, khoản 2, Điều 32, Luật Dược năm 2016 quy định: “Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền”. Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan y tế thẩm định, kiểm tra, phải đạt thực hành tốt tiêu chuẩn bán lẻ thuốc (GPP). Trong đó, mỗi nhà thuốc bắt buộc phải có dược sĩ phụ trách chuyên môn có chứng chỉ hành nghề dược, có nhân viên bán thuốc, có cơ sở vật chất, trang thiết bị và quy trình để bảo đảm các hoạt động chuyên môn của nhà thuốc... Hiện nay, Luật Dược năm 2016 và các văn bản dưới luật này chưa có quy định các hình thức bán thuốc qua mạng.

Dược sĩ Bùi Hồng Thủy khuyến cáo thêm: Mua thuốc trên mạng có rất nhiều nguy hiểm, người mua không biết được trình độ của người bán, cơ sở bán cũng như điều kiện bảo quản thuốc như thế nào. Đó là chưa kể tới tiềm ẩn nguy cơ thuốc bán qua mạng chưa được bất kỳ cơ quan chức năng nào chứng nhận, cấp phép nên không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo về chất lượng. Vậy nên, người dân cần sử dụng thuốc và mua thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ, đồng thời đến trực tiếp tại các nhà thuốc có chứng nhận GPP để mua thuốc nhằm đảm bảo đây là thuốc đã được kiểm định, được cấp phép lưu hành, đồng thời còn được dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Hiện nay, trong tổng số 2.941 cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh, có 84 cơ sở bán lẻ thuốc đông y, vị thuốc cổ truyền, 386 nhà thuốc và 2.373 quầy thuốc là những cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP...

Bài và ảnh: Minh Hiền


Bài Và Ảnh: Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]