Độc đáo quy trình sản xuất đặc sản làng nghề truyền thống huyện Thọ Xuân
Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực Thọ Xuân năm 2024 diễn ra từ ngày 13 đến 17/4 (tức từ ngày 5 đến 9/3 năm Giáp Thìn). Nhằm tạo không khí vui tươi, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham dự. Đồng thời, quảng bá nét văn hoá ẩm thực của địa phương. Nằm trong chuỗi các sự kiện, huyện Thọ Xuân đã tổ chức hoạt động giới thiệu quy trình sản xuất đặc sản làng nghề truyền thống.
Một trong những món ăn đặc sản của huyện Thọ Xuân phải kể đến là bánh lá răng bừa. Loại bánh này được làm nhiều ở xã Xuân Lập.
Để làm nên chiếc bánh lá răng bừa, người dân thường chọn gạo tẻ đều hạt, bóng, thơm, ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3 giờ rồi đem xay thành bột nước, bằng chiếc cối xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo và nhỏ mịn hơn. Tiếp đến, khâu ráo bột là khâu rất quan trọng bởi nó đòi hỏi người làm phải biết pha lượng nước trong bột và lượng muối vừa phải. Sau khi pha nước xong được bắc lên bếp để lửa cháy nhỏ và người làm phải luôn quấy đều, để bột không bị vón cục, cứ như vậy đến khi bột đủ độ dẻo (không được khô quá hay quá nhão).
Để gói bánh răng bừa, người dân ở đây thường chọn lá chuối. Nhân bánh gồm có thịt lợn nạc vai băm nhỏ trộn với hành khô, mộc nhĩ và nêm các gia vị như hạt tiêu, muối trắng vừa phải, sau đó đem xào chín cho nhân vừa đậm đà, thơm ngon.
Sau khi đã hoàn tất các công đoạn chuẩn bị sẽ là khâu gói bánh. Cho một lượng bột vừa đủ cái bánh vào lá chuối và cho nhân bánh vào giữa, rải dọc theo chiều lá chuối và cuốn lại, đồng thời người làm phải xoay bánh nhẹ tay để cho bánh tròn đều, nhân được cuộn vào trong, sau đó gấp hai đầu bánh lại.
Bánh được gói xong sẽ cho bánh vào lò hấp chín.
Sau khi bánh được hấp chín là du khách có thể thưởng thức
Bánh gai tứ trụ cũng là một đặc sản của huyện Thọ Xuân. Bánh gai chủ yếu được làm ở xã Thọ Diên.
Mỗi miếng bánh là sự kết hợp tuyệt vời của gạo nếp, mật mía, dầu chuối, đậu xanh và thịt ruốc, tạo nên hương vị đậm đà.
Những chiếc bánh gai sau khi hoàn thành sẽ được trưng bày tại các gian hàng phục vụ du khách đến tham quan, mua sắm
Ngoài ra, du khách đến tham dự Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực Thọ Xuân sẽ không thể bỏ qua món bánh chưng nung.
Bánh chưng được người dân xã Xuân Lập làm rất cầu kỳ, nhất là công đoạn nung bánh. Bánh sau khi gói xong sẽ được bỏ vào chum sành quây gạch xung quanh và đổ trấu, mùn cưa để nung. Trong quá trình nung phải theo dõi sát sao để đổ thêm nước vào nồi nung. Đặc biệt, để bánh có độ dẻo và thơm ngon, người ta sẽ bỏ thêm lá ngăm vào nồi nung. Sau khi nung đủ 24 tiếng là có thể vớt bánh ra để thưởng thức.
Nhóm PV
{name} - {time}
-
2024-12-13 10:09:00
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề
-
2024-12-13 09:21:00
Trên đất làng cổ Quần Thanh
-
2024-04-05 07:00:00
[Wow! Thanh Hoá] Thành Nhà Hồ: Con đường Hoàng Gia - phát hiện mang tính bước ngoặt
Khám phá vùng đất thiêng
Những vũ điệu níu chân du khách tại Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024
[WOW! Thanh Hóa] Thành Nhà Hồ - Bí ẩn ngôi đền thờ phiến đá in hình đầu người
Du xuân lên thăm làng Ngọc
[WOW! Thanh Hoá] Thành Nhà Hồ - Kỳ bí kỹ thuật xây thành
Báo Thanh Hoá ra mắt chuyên mục Wow! Thanh Hoá
Tưng bừng lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Hói Đào
Về Nga Bạch xem lễ hội bơi chải truyền thống
Về Đạt Tài xem hội vật cù