Căng thẳng thương mại trên thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp chủ lực đã sẵn sàng các kịch bản nhằm thích ứng với tình hình mới, tập trung tái cơ cấu bộ máy, chú trọng các tiêu chuẩn cao của thị trường để xuất khẩu bền vững.

Doanh nghiệp linh hoạt, ứng biến với tình hình mới để đẩy mạnh xuất khẩu

Căng thẳng thương mại trên thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp chủ lực đã sẵn sàng các kịch bản nhằm thích ứng với tình hình mới, tập trung tái cơ cấu bộ máy, chú trọng các tiêu chuẩn cao của thị trường để xuất khẩu bền vững.

Doanh nghiệp linh hoạt, ứng biến với tình hình mới để đẩy mạnh xuất khẩu

Doanh nghiệp đa dạng thị trường để thúc đẩy xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Tối đa hóa năng lực nội tại

Năm 2025, trước những biến động của thị trường toàn cầu, Tổng Công ty May Hưng Yên đặt kế hoạch tổng doanh 616 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của người lao động đạt 12,5 triệu đồng/người/tháng.

Theo đại diện May Hưng Yên, để đạt được kế hoạch đề ra, trước mắt, Tổng Công ty huy động người lao động tập trung cao nhất hiệu suất lao động nhằm hoàn thành những đơn hàng đã ký với khách hàng xuất vào Mỹ để giao hàng cho khách trước thời hạn thuế đối ứng của Mỹ được áp dụng.

“Doanh nghiệp sẽ theo dõi sát động thái tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và kết quả đàm phán về thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để chuẩn bị phương án đàm phán với khách hàng, ổn định việc làm cho người lao động, đồng thời tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng các thị trường và các bạn hàng cũ như Nhật, châu Âu, Hàn Quốc... Phát triển thị trường mới và chủ động tìm kiếm khách hàng dùng nguồn nguyên liệu tại Việt Nam,” đại diện May Hưng Yên chia sẻ

Đối với Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, Tổng Công ty xác định rõ chiến lược nhằm củng cố nội lực, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo đà phục hồi vững chắc trong giai đoạn tới, bao gồm: Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất-kinh doanh năm 2025 và các năm tiếp theo; Đẩy mạnh khai thác thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu và đa dạng khách hàng; nâng cao sản lượng tiêu thụ chuỗi cung ứng nội bộ; đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chống cháy.

“Doanh nghiệp cũng nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; Đầu tư phát triển, củng cố năng lực sản xuất, mở rộng nâng cao năng lực sản xuất lĩnh vực dệt, dệt khăn; khai thác tối đa lợi thế khối dịch vụ, phụ trợ; xây dựng cơ chế phù hợp để tuyển dụng đội ngũ quản lý trẻ, trình độ cao, trẻ hóa lực lượng lao động trực tiếp và tập trung công tác đào tạo, đồng thời Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, các chế độ phúc lợi cho người lao động...,” đại diện doanh nghiệp này cho hay.

Doanh nghiệp linh hoạt, ứng biến với tình hình mới để đẩy mạnh xuất khẩu

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 43,6 tỷ USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), sản phẩm dệt may của Việt Nam đang xuất khẩu sang 139 thị trường có kim ngạch từ 100.000 USD trở lên. Riêng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 43,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 38,2% và đứng thứ 2 sau Trung Quốc tại thị trường này. Tiếp theo là thị trường EU, Nhật Bản mỗi thị trường chiếm khoảng 10,5%; Trung Quốc 8%, Hàn Quốc khoảng 8%, Anh khoảng 1,7%, vì thế việc áp thuế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các nước nói chung sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp dệt may.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá, ngành dệt may Việt Nam rất nhạy cảm với các chính sách thuế quan và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc. Cục diện trong giai đoạn tới hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng của chính quyền Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được các thỏa thuận nhanh chóng hay không. Trước tình hình biến động liên tục như vậy, doanh nghiệp cần tập trung tối đa hóa năng lực bên trong.

“Hơn lúc nào hết, triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” nên được áp dụng. Đó là kiên định, giữ vững những mục tiêu cần đạt tới, đồng thời linh hoạt, ứng biến, sáng tạo với những phương thức, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi doanh nghiệp,” ông Cao Hữu Hiếu chia sẻ.

Đẩy mạnh tận dụng các FTA

Hiện Hoa Kỳ chiếm 30% thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, chính sách thuế quan của Hoa Kỳ có thể ảnh tới một số ngành của Việt Nam, như ngành điện tử (bao gồm các nhà sản xuất lớn như: Samsung, Intel và LG) là các tập đoàn có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Theo đó, việc áp thuế cao có thể ảnh hưởng đến các công ty này làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ, buộc các doanh nghiệp phải tính toán lại chiến lược toàn cầu của mình.

Mặc dù một số linh kiện như chất bán dẫn được miễn trừ thuế đối ứng, song sự gián đoạn tổng thể về chuỗi cung ứng điện tử vẫn là mối quan ngại lớn với các tập đoàn trên. Ngoài ra, các ngành như dệt may, giày dép có sử dụng nhiều lao động của Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với thách thức đáng kể, các ngành sản xuất chủ lực, kim ngạch xuất khẩu lớn và đặc biệt nhạy cảm với mức thuế đối ứng cao tại thị trường Hoa Kỳ dẫn đến giảm tiêu dùng tại thị trường này.

Đối với ngành đồ gỗ, thủy sản, nông nghiệp dự báo cũng chịu ảnh hưởng bởi thuế đối ứng cao, dẫn đến chi phí tăng và xuất khẩu giảm tại thị trường Hoa Kỳ, điều này cũng ảnh hưởng tới việc đóng góp vào tổng thể xuất khẩu chung.

Từ thực tế hiện nay, đại diện Thương vụ kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục các nỗ lực ngoại giao, tăng cường đàm phán để vận động xử lý các vấn đề thuế đối ứng, đặc biệt là triển khai lộ trình cụ thể để Việt Nam bảo vệ lợi ích thương mại trước các biện pháp thuế quan tiềm tàng của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong thương mại song phương giữa hai nước về công nghiệp, thương mại, đầu tư, công nghiệp, năng lượng, trí tuệ nhân tạo...

Ông Hưng cũng nhấn mạnh việc đa dạng các thị trường xuất khẩu, thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA mới để phân chia các rủi ro trong trường hợp thị trường có những biến động và tìm các thị trường xuất khẩu thay thế cho thị trường Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp linh hoạt, ứng biến với tình hình mới để đẩy mạnh xuất khẩu

Chế biến thủy sản xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đại diện Thương vụ kiến nghị các nhà quản lý đưa ra các biện pháp kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa thông qua kích cầu tiêu dùng trong nước để bù đắp cho suy giảm xuất khẩu tiềm tàng trong thời gian tới.

Đối với các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, nâng cấp công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đơn giản hóa các quy định kinh doanh và cải thiện cơ sở hạ tầng để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự cạnh tranh hơn nữa tại thị trường Hoa Kỳ...

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Hoa Kỳ. Trong 90 ngày hoãn thuế của Hoa Kỳ, doanh nghiệp đang tăng tốc sản xuất, cũng như giữ được giá mua nguyên liệu tốt.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng chủ động kết nối với Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan trong công tác đàm phán với các đối tác, đồng thời sẵn sàng phương án dự phòng trong trường hợp bất lợi có thể xảy ra.

Đại diện Vasep kiến nghị, ngoài các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, cơ quan chức năng cũng hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]