(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 2 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được những kết quả ban đầu, tạo động lực trong xây dựng nông thôn mới; nhiều sản phẩm của các địa phương đã khẳng định được lợi thế, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn, chất lượng thì việc giữ vững tiêu chí của các sản phẩm đã được công nhận cũng được xem là một thách thức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ vững tiêu chí các sản phẩm được công nhận OCOP

Sau gần 2 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được những kết quả ban đầu, tạo động lực trong xây dựng nông thôn mới; nhiều sản phẩm của các địa phương đã khẳng định được lợi thế, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn, chất lượng thì việc giữ vững tiêu chí của các sản phẩm đã được công nhận cũng được xem là một thách thức.

Giữ vững tiêu chí các sản phẩm được công nhận OCOPSản phẩm của cơ sở đông y Quang Anh, xã Quảng Khê (Quảng Xương) được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Năm 2019, sản phẩm “Ngâm chân mộc Việt” và “Lá xông cảm lạnh” của cơ sở đông y Quang Anh, xã Quảng Khê (Quảng Xương) đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao. Từ thành công này, sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến, lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Chị Nguyễn Thị Lan Anh, chủ cơ sở, cho biết: Sau khi sản phẩm được công nhận tiêu chí sản phẩm OCOP, cơ sở đã không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm, tham gia quảng bá tại các hội chợ, tạo hệ thống liên kết bán hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ, như Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó, từ những sản phẩm đã bào chế thành công, cơ sở đã nghiên cứu, sản xuất thêm các sản phẩm thảo mộc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, chủ yếu là sản phẩm chăm sóc mẹ sau sinh và em bé. Để ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, ngoài việc thu mua dược liệu từ các địa phương, chị cũng khuyến khích, hướng dẫn các hộ dân ở xã trồng dược liệu và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Để sản phẩm chè sạch Bình Sơn và mật ong hoa rừng 4 mùa nguyên chất của HTX Bình Sơn giữ vững tiêu chí chất lượng sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn 3 sao, thời gian qua, HTX đã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất chè theo hướng VietGAP; kỹ thuật nuôi ong; khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng chè và tăng tổng đàn ong mật. Bên cạnh đó, đầu tư các loại máy móc hiện đại như máy hạ thủy phần và khử men tạp chất để tạo ra sản phẩm mật ong tinh khiết, nâng cấp các loại máy sản xuất chè... Nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, từ sản phẩm chè khô, HTX cũng đã nghiên cứu sản xuất 2 sản phẩm là trà xanh túi lọc và trà cà gai leo túi lọc. Đồng thời, chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm qua hình thức quảng cáo, bán hàng qua website, sàn giao dịch điện tử,... tham gia 4 cuộc hội chợ giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Từ đó, các sản phẩm được tiêu thụ tăng gấp 1,7 lần so với trước khi được công nhận OCOP.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 59 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; trong đó, có 2 sản phẩm đang được đề xuất công nhận 5 sao, 13 sản phẩm 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đều giữ vững được các tiêu chuẩn, hầu hết đều được các chủ thể chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo mẫu mã, nhãn mác, mở rộng thị trường tiêu thụ,... như: Nước mắm Lê Gia, bánh gai Lâm Thắm, miến gạo Thăng Long, chè Bình Sơn, chiếu cói Ngân Khương, rượu Sâm Báo, chè lam Phủ Quảng... Ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, cho biết: Để đạt được những kết quả đó, các sở, ban, ngành đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các cam kết về chất lượng của chủ thể kinh tế sau khi đã có sản phẩm đạt sao OCOP như: Kiểm tra giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nhãn hiệu OCOP gắn trên các sản phẩm... Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông qua thương mại điện tử để sản phẩm có tính lan tỏa, nhân rộng trên quy mô lớn; duy trì và nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hỗ trợ 50 triệu đồng/cửa hàng để xây dựng hạ tầng điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ thể tham gia triển lãm, hội chợ, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia hỗ trợ các chủ thể xây dựng thương hiệu... Đối với các chủ thể, sau khi được công nhận, phải tuân thủ các cam kết về chất lượng... Đồng thời, hoàn thiện bao bì, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp máy móc, công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ qua các website, quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội, bán hàng trực tuyến... Bên cạnh hoàn thiện các sản phẩm đã có, cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới; trong đó, chú trọng về chất lượng sản phẩm, bảo đảm đạt chuẩn các tiêu chí theo quy định...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]