Đèn tín hiệu
Nhiều lần tôi định làm theo, nhưng đều kịp thời dừng lại. Tôi không biết mình có linh tính tốt hay là những lúc định đưa ra quyết định ý thức chấp hành Luật Giao thông trong tôi, nói đúng hơn là “phần người” trong tôi lại trỗi dậy mạnh mẽ.
Chỉ một cái nhích ga là tôi đã giống một số người đi đường, có thể sớm thoát ra khỏi sự ồn ào, nóng bức, mùi xăng, tiếng máy nổ ở ngã tư đường. Nhưng cũng chỉ một cái nhích ga thôi, biết đâu tôi cũng thê thảm giống nhiều người khác.
Trên những ngã tư đông đúc giữa những ngày hè nắng như đổ lửa dĩ nhiên ai cũng muốn thoát thật nhanh. Nhưng có những ngày rất đẹp trời, người ta vẫn thờ ơ với mạng sống, đèn đỏ còn tới 5 giây có người vẫn rồ ga đi.
Có lần hàng người dừng chờ đèn đỏ vẫn kiên trì đếm từng con số lùi trên đèn tín hiệu, thì phía sau một người miệng liên tục quát “đi nào, đi nào”. Khi anh ta vượt qua được hàng người đứng chờ, thì đèn đỏ cũng còn gần chục giây. Chiếc xe phóng lên phía trước, người điều khiển xe ném ánh mắt về phía ngược lại. Có cảm giác vừa kiêu hãnh, vừa xem thường.
Cảnh tượng như thế có rất nhiều. Người ta bảo học sinh, thanh, thiếu niên đi hỗn. Nhưng đó là mặc định, chứ đi hỗn đâu chỉ có người trẻ. Có cảm giác trên con đường ô hợp người tham gia giao thông, dù đã có hệ thống camera giám sát, và kể cả khi có cảnh sát giao thông hiện diện, thì có thể đi được, nhiều người vẫn đi, không cần biết đèn tín hiệu màu gì.
Mà người điều khiển phương tiện hỗn cũng chỉ đâu có mình xe máy. Ô tô cũng sẵn sàng vượt đèn đỏ, bỏ qua đèn vàng. Mới đây, ở ngã tư đèn tín hiệu giao thông Hạc Thành cắt Phan Chu Trinh xảy ra một vụ va quệt, khi mà một chiều đèn đỏ chưa hết, chiều còn lại thì đèn xanh cũng đã vào những giây chuẩn bị sang vàng. Trong hoàn cảnh ấy, lái xe phải quan sát xem có thuận lợi không để quyết định điều khiển phương tiện. Nhưng rồi cả hai lái xe đều cho mình có quyền đi và va chạm xảy ra. Họ xuống xe nhìn vào xe mình, nhìn nhau và nhìn vào xe nhau để cùng nói lý.
Sau một hồi cãi vả chẳng bên nào chịu nhường bên nào. Nhận thấy sự việc có làm căng thì cũng khó để gây sức ép cho nhau, hai lái xe quay sang làm hòa. Người nào cũng đỗ lỗi cho cái đèn tín hiệu. Chiếc đèn xanh đèn đỏ đã trở thành vật thế thân cứu vớt danh dự cho những lái xe bất chấp. Đỗ lỗi cho đèn tín hiệu vì cái đèn không biết nói. Nhưng nhiều người có mặt đều cho rằng ai cũng có một trách nhiệm pháp luật và cảm xúc khi điều khiển phương tiện. Sẽ chẳng có cái đèn nào làm khó được họ nếu họ tôn trọng tín hiệu đèn và biết làm chủ khi đèn tín hiệu giao thông thay đổi trạng thái.
Va quệt nhẹ giúp họ có thể đỗ lỗi cho cái đèn, chứ trong trường hợp tai nạn nặng lực lượng chức năng vào cuộc, thì họ khó có thể lấy cái đèn để che đậy cho việc làm sai của mình trước lực lượng cảnh sát giao thông được.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-01-11 22:16:00
Liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
-
2025-01-11 20:34:00
Hãy bảo vệ tính mạng con em mình từ nhà đến trường
-
2024-07-21 09:07:00
Công đoàn TYM quan tâm chăm lo cho đoàn viên và người lao động
Liệt sĩ Nguyễn Thị Quế - người xứ Thanh ở Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa
Tận tâm chăm sóc người có công
[Góc nhìn]: Sống là cho và chết cũng là cho
Tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, hỗ trợ kịp thời đoàn viên, CNVCLĐ
Tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Cẩm Thủy và Nghi Sơn
Chủ động, sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới
Phát huy hiệu quả mô hình vườn mẫu ở Yên Định
Mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn
Triệu Sơn đổi thay tích cực từ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW