(Baothanhhoa.vn) - Văn phòng Chủ tịch nước vừa họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, trong đó có Luật Cán bộ, công chức năm 2025.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để không còn cảm tính trong đánh giá cán bộ

Văn phòng Chủ tịch nước vừa họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, trong đó có Luật Cán bộ, công chức năm 2025.

Để không còn cảm tính trong đánh giá cán bộ

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định cơ quan quản lý sẽ sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng hoặc xem xét bố trí vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc để sàng lọc người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ra khỏi bộ máy. Để đánh giá và sàng lọc cán bộ, công chức, luật quy định nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, phương thức đánh giá, xếp loại chất lượng công chức trên cơ sở theo dõi, đánh giá thường xuyên, liên tục, đa chiều, định lượng bằng các tiêu chí cụ thể gắn với tiến độ, số lượng, chất lượng của kết quả, sản phẩm theo vị trí việc làm dưới dạng thức KPI.

KPI được hiểu là một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả công việc, thường được thể hiện bằng các số liệu, tỷ lệ, hoặc chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của một cá nhân hoặc tổ chức.

Liên quan đến việc xây dựng và thực hiện KPI, dự thảo nghị định về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức do Bộ Nội vụ soạn thảo đang gửi lấy ý kiến kèm theo biểu mẫu phiếu theo dõi, đánh giá công chức, phiếu xếp loại công chức và hướng dẫn các bước lập danh mục, sản phẩm công việc, xác định sản phẩm/công việc chuẩn và quy đổi nhiệm vụ được giao ra sản phẩm/công việc chuẩn, đưa ra 3 nhóm tiêu chí: phẩm chất, năng lực chuyên môn và khả năng đổi mới, được lượng hóa thành 100 điểm kèm bảng KPI bắt buộc, được cơ quan soạn thảo hướng tới là... nhằm tránh tình trạng “cuối năm ai cũng tốt cả” như những gì đang diễn ra ở rất nhiều cơ quan, đơn vị.

Đáng chú ý, trong 3 nhóm tiêu chí, nhóm hướng tới năng lực đổi mới và tinh thần tiên phong đưa ra yêu cầu công chức phải có sản phẩm, giải pháp đột phá; sẵn sàng nhận việc khó, phức tạp; chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả; chủ động quyết định trong thẩm quyền và tiên phong thực hiện nhiệm vụ mới chiếm tới 40% tổng số điểm. Việc đề xuất số điểm cao hơn 2 nhóm còn lại nhằm mục tiêu khuyến khích tư duy dám nghĩ, dám làm của đối tượng áp dụng.

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI là định hướng phù hợp và cần thiết trong giai đoạn phát triển mới. Điều này đã được mở đường bằng quy định pháp luật và các bước quy trình tiếp theo đang được triển khai một cách khẩn trương nhưng cũng hết sức thận trọng nhằm đảm bảo khi áp dụng vào thực tế sẽ phát huy cao nhất hiệu quả.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga đã nêu quan điểm: “Không thể phát hiện người tài bằng hồ sơ, bằng cấp hay qua các kỳ thi hình thức. Người tài trong công vụ cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, qua khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp, và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công”. Để làm điều đó, bộ công cụ KPI sẽ là một “thước đo” công bằng. Sẽ không còn sự tù mù, cảm tính trong đánh giá dẫn đến để lọt, bỏ sót người tài. Mặt khác, thông qua “lưới lọc” KPI, cán bộ, công chức cũng sẽ nhìn thấy mình còn thiếu gì để bổ sung.

Chỉ khi KPI trở thành động lực thúc đẩy phát triển nghề nghiệp thay cho chiếc “đồng hồ hành chính” mới khơi dậy được tinh thần đổi mới, sáng tạo của cán bộ. KPI đã được áp dụng phổ biến ở khu vực tư, và giờ đây hy vọng bộ công cụ này sẽ nhận được ý kiến đồng thuận để sớm áp dụng ở khu vực công.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]