Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Toàn cảnh Hội nghị.
Trong thời gian qua, các địa phương thuộc 11 huyện miền núi và 6 huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để kết nối giao thương, phân phối hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, trên địa bàn các huyện đã xây dựng được hệ thống 178 chợ, gần 200 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn và hàng chục nghìn cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu. Đặc biệt, tỉnh đã phát triển được 275 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và sức cạnh tranh cho các sản phẩm địa phương.
Song song với đó, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm, tổ chức các hội chợ, chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình điểm bán hàng Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử. Những nỗ lực này đã giúp tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo không ngừng tăng trưởng qua từng năm, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra một số khó khăn còn tồn tại như: hệ thống chuỗi phân phối hàng hóa chưa phát triển đồng bộ, nhiều chính sách chưa thực sự phù hợp nên chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư. Các ý kiến cũng đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, như tăng cường hỗ trợ vốn, cải thiện chính sách ưu đãi, xây dựng hệ thống logistics hiện đại, cũng như đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Phó Giám đốc Sở Công Thương, Phùng Đình Ảnh phát biểu khai mạc hội nghị.
Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại các khu vực này tăng trưởng từ 9-11% mỗi năm. Đồng thời, tỉnh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu đặc trưng của địa phương, góp phần tạo sức bật mới cho nền kinh tế khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đóng góp vào sự phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Phạm Chi
{name} - {time}
-
2024-12-28 07:00:00
Bản tin Tài chính 28/12: Giá vàng tiếp đà tăng cực mạnh
-
2024-12-27 22:56:00
Đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện, xuống 2 tháng/lần
-
2024-12-27 14:54:00
Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học
Nhộn nhịp làng nghề hương bài hàng trăm năm tuổi
Các địa phương phải xây dựng ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, nông nghiệp sạch và hữu cơ
Khởi công Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn
Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết
Bản tin Tài chính 27/12: Giá vàng bật tăng trở lại nhưng vẫn dưới ngưỡng 8,5 triệu đồng
Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Bàn giao tàu 65.000 DWT, tàu hàng lớn nhất do Việt Nam đóng cho đối tác
Giá xăng RON95-III giảm về ngưỡng 20.500 đồng mỗi lít
[E - Magazine] - Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh