Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

(Baothanhhoa.vn) - Sáng 8 - 10 (tức 22 - 8 năm Canh Tý), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 592 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và tưởng niệm 587 năm ngày mất của ông, đồng thời khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2020.

Sáng 8 - 10 (tức 22 - 8 năm Canh Tý), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 592 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và tưởng niệm 587 năm ngày mất của ông, đồng thời khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2020.

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương dâng hương tại Chính điện Lam Kinh.

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Phạm Bá Oai - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và đông đảo du khách.

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Hàng nghìn người dân đã tới dâng hương tại Khu di tích Lam Kinh.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo và khởi xướng vào năm Mậu Tuất 1418. Trải qua 10 năm “nếm mật nằm gai”, đến cuối năm 1427, bằng nhiều chiến thắng quyết định tại Chi Lăng, Xương Giang, Cầu Trạm... đã buộc giặc Minh phải rút quân về nước. Từ đây đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị của Vương triệu Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm.

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Lễ kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 592 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 587 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc Lễ hội Lam Kinh 2020 diễn ra trong không khí tôn nghiêm, trang trọng với các nghi thức dâng hương và tấu cáo tiên tổ.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa phương đã kính cẩn dâng hương tưởng nhớ công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các tướng sỹ đã làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Năm nay, do phần hội của Lễ hội Lam Kinh không tổ chức theo chỉ đạo của UBND tỉnh, vì vậy Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân và du khách tới dâng hương tại khu di tích. Ngay sáng 8 - 10 đã có hàng nghìn người dân và du khách tới dâng hương, tham quan, vãn cảnh tại Khu di tích. Công tác bảo đảm an ninh - trật tự, an toàn giao thông được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và huyện Thọ Xuân đã phối hợp tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân và du khách tham dự lễ hội thực hiện nếp sống sống văn minh, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ngành Y tế.

Mạnh Cường

Tin liên quan:
  • Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi
    Cây di sản ở Lam Kinh

    Đến thăm Khu di tích lịch sử Lam Kinh, ngay khi bước qua Nghi môn, du khách sẽ được hướng dẫn viên mời dừng chân và giới thiệu về một trong những di sản độc đáo bậc nhất của khu di tích: cây Đa - Thị. Không ai rõ từ bao giờ, cây Đa đã lớn lên và nhanh chóng ôm trọn cây Thị vào trong lòng nó. Để rồi, thay vì hai cây, nó trở thành cây “một gốc hai ngọn”: gốc Đa có cả ngọn Đa và ngọn Thị.

  • Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi
    Khai thác tiềm năng du lịch di sản

    Lam Kinh với những vẻ đẹp, các giá trị tự thân và tầm quan trọng của nó trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa - tinh thần - tâm linh, đã và đang cho thấy sức hấp dẫn đặc biệt. Do đó, cùng với quá trình phục hồi, tôn tạo, bảo vệ di sản; thì việc khai thác, phát huy các giá trị của nó phục vụ phát triển du lịch, cũng đang được tỉnh ta quan tâm.

  • Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi
    Lam Kinh - “Nghìn xưa lưu dấu”

    Lam Kinh ví như một bức tranh nhuốm màu cổ xưa lịch sử. Thế nhưng, “cổ” không đi liền với “cũ”; mà ngược lại, Lam Kinh hấp dẫn, cuốn hút và khiến con người ta chìm đắm trong một không gian tuyệt vời của “khối kiến trúc xanh” tự nhiên, được “dệt” từ những vạt rừng già cùng dòng sông Ngọc. Bao bọc ở giữa là hàng chục công trình kiến trúc - nghệ thuật, vừa đậm nét cung đình vừa mang nét dân gian của Lam Kinh.


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

14°C - 18°C
Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 12°C - 19°C
    Có mây, không mưa
  • 12°C - 18°C
    Nhiều mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]