(Baothanhhoa.vn) - Trong phiên khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV diễn ra sáng 14/7, dưới sự chủ tọa của Đoàn Chủ tịch Đại hội, các đại biểu đã tham luận nhiều nội dung quan trọng. Báo Thanh Hóa trân trọng gửi tới quý độc giả.

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Trong phiên khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV diễn ra sáng 14/7, dưới sự chủ tọa của Đoàn Chủ tịch Đại hội, các đại biểu đã tham luận nhiều nội dung quan trọng. Báo Thanh Hóa trân trọng gửi tới quý độc giả.

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Quang cảnh Đại hội.

Bà Thao Thị Mè, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát: Phát huy vai trò của MTTQ trong vận động đồng bào các dân tộc, già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu trong tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự trên truyến biên giới Việt - Lào

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Xã Nhi Sơn có 6 bản, với 682 hộ, 3.339 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc Kinh, Thái, Dao, Mông cùng sinh sống. Toàn xã có 10,3 km đường biên giới tiếp giáp với bản Khằm Nàng thuộc cụm Nặm Ngà của huyện Viêng Xay, nước CHDCND Lào.

Với trách nhiệm của mình, trong những năm qua MTTQ xã Nhi Sơn đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết số 33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; Luật Biên giới quốc gia; vận động các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trưởng các dòng họ tham gia quản lý, bảo vệ đường biên mốc giới.

Trong 5 năm (2019-2024), đã có hơn 82 lượt già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín trong xã tích cực vận động Nhân dân tham gia xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, an ninh biên giới quốc gia; cung cấp nhiều tin báo có giá trị, giúp các cơ quan chức năng trong huyện kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý. Vận động bà con Nhân dân trong xã thành lập các tổ tự quản đường biên cột mốc trên địa bàn xã, thường xuyên phối hợp với lực lượng Biên phòng tuần tra biên giới, làm vệ sinh và trồng cây xanh tại khuôn viên cột mốc. Duy trì định kỳ 1 tháng/1 lần thông tin, tuyên truyền về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; phòng, chống các thủ đoạn của các đối tượng tội phạm. Vận động bà con Nhân dân chấp hành tốt quy chế biên giới, không đi đường tiểu ngạch; đồng thời thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng khi phát hiện có những hành vi, vi phạm đường biên, cột mốc biên giới, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn xã.

Để phát huy vai trò của MTTQ trong công tác vận động được tốt hơn, theo tôi, hàng năm MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể cần phối hợp, xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn về công tác bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, Luật Biên giới; trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, để nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ già làng, trưởng bản và người có uy tín ở các xã có đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Hằng năm, MTTQ các đoàn thể, phối hợp với Đồn Biên phòng tổ chức hội nghị tổng kết về công tác tham gia quản lý đường biên, mốc giới, kịp thời biểu dương khen thưởng các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trưởng các dòng họ đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động. Đồng thời, tiếp thu ý kiến, trao đổi cách làm hay, sáng tạo; nhân rộng những điển hình người tốt, việc tốt nhằm giúp cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể hiểu và nắm sâu hơn về tình hình ở cơ sở để đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp trong công tác quản lý đường biên, mốc giới. Rất mong Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách quan tâm đến đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới.

Bà Phạm Thị Thu, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Ngọc Lặc: Phát huy vai trò của MTTQ trong tuyên truyền, vận động Nhân dân làm hàng rào xanh trong xây dựng khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Xác định là một huyện miền núi, để hoàn thành nhiệm vụ đạt huyện NTM năm 2025, Ban Thường vụ Huyện ủy Ngọc Lặc đã phát động 4 phong trào phát triển kinh tế - xã hội gồm: “Nhà sạch, vườn đẹp, hàng rào xanh”; “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp”, “Ngày Chủ nhật sạch”, “Tiếng kẻng bình yên” và xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn về PCCC” ; trong đó lấy tiêu chí làm hàng rào xanh là điểm nhấn nhằm tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, tạo cơ hội phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, thay đổi diện mạo các vùng quê nông thôn.

Để tổ chức có hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy Ngọc Lặc đã ban hành Đề án “Phát triển trồng hàng rào xanh trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, giai đoạn 2024 - 2025”, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích các xã, thị trấn làm hàng rào xanh: hỗ trợ mỗi địa phương 5 triệu đồng xây dựng vườn ươm giống và kêu gọi nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng;... hỗ trợ cây giống cho 2 loại (chè mạn, dâm bụt), mức hỗ trợ 2,8 triệu đồng/km chiều dài; hỗ trợ mỗi thôn, khu phố 1 máy cắt tỉa, tạo tán cho thôn, khu phố có hàng rào xanh đạt tiêu chuẩn từ 1km chiều dài trở lên, tổng kinh phí hỗ trợ 1,539 tỷ đồng; chỉ đạo MTTQ phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay toàn huyện đã trồng được hơn 500km hàng rào xanh; 100% các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phát động phong trào “Hàng rào xanh” giai đoạn 2021-2025 và xây dựng các vườn ươm giống cây phục vụ làm hàng rào xanh. Nhiều xã đã có mô hình hay, hàng rào đẹp như: Ngọc Sơn, Ngọc Liên, Mỹ Tân, Cao Thịnh...

Để phong trào trồng hàng rào xanh tiếp tục tạo sức lan tỏa sâu rộng hơn nữa, đề nghị, cấp ủy từ huyện đến cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị trong tổ chức triển khai thực hiện. Tăng cường đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cán bộ và Nhân dân; trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương đi đầu trong việc thực hiện và xem đây là cách tuyên truyền thiết thực, hiệu quả nhất để vận động Nhân dân làm theo. Trong quá trình triển khai, phải lồng ghép với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” và các phong trào phát triển kinh tế - xã hội do huyện phát động. Các thôn, khu phố thành lập tổ, nhóm, khu dân cư quản lý, vận hành theo nhóm hộ để lựa chọn cây trồng, quy cách trồng, chăm sóc, cắt tỉa hàng rào xanh tập trung, đồng bộ theo hướng dẫn. Đồng thời, phát huy vai trò của Trưởng ban công tác Mặt trận, Người có uy tín trong việc triển khai, vận động. Định kỳ hàng tháng, quý, năm đánh giá, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng những tập thể, hộ gia đình gương mẫu trong thực hiện phong trào. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ chức thực hiện phong trào theo hướng: có trọng tâm, trọng điểm, bám sát địa bàn khu dân cư.

__

Linh mục Trần Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban ĐKCG Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban ĐKCG tỉnh Thanh Hóa: Ủy ban ĐKCG tỉnh Thanh Hóa với công tác tuyên truyền, vận động giáo dân tích cực tham gia phong trào sống “Tốt đời, đẹp đạo, xây dựng xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa”

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Thực hiện đường hướng của Hội đồng giám mục từ 44 năm nay là “Sống, phúc âm giữa lòng dân tộc, để đem lại hạnh phúc cho đồng bào”; lời huấn dụ của Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, giáo dân tỉnh Thanh Hóa luôn “đồng hành, chia sẻ, phục vụ” , kề vai sát cánh cùng các tầng lớp Nhân dân thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, triển khai có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQ Việt Nam khởi xướng, ích nước - lợi dân.

Ủy ban ĐKCG là một tổ chức xã hội, thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, và phương hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam. 5 năm qua, người Công giáo trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp được 50 tỷ đồng xây dựng NTM; hiến đất 230ha, 157.000 ngày công, làm cho diện mạo nông thôn tại các xứ, họ đạo thêm khang trang “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện “Vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ nhiệt tình vào quỹ phòng, chống COVID-19, quỹ thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn... tổng giá trị trên 85 tỷ đồng. Ủy ban bác ái - xã hội của Giáo phận Thanh Hóa đã thường xuyên duy trì hoạt động khám bệnh, cấp phát thuốc men, có xe chở bệnh nhân nghèo miễn phí, hỗ trợ gạo hàng tháng cho những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn... Trong 2 năm 2022 - 2023, Ủy ban ĐKCG đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh giúp đỡ các hộ dưới sông lên bờ định cư. Kết quả, tại 6 huyện, các địa phương đã cấp đất cho 179 hộ, 182 hộ, với số tiền 15 tỷ 442 triệu đồng.

Ngoài ra, Ủy ban ĐKCG đã động viên giáo dân tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng Đảng và chính quyền. Đã có 272 đại biểu Công giáo trong HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Từ mô hình “xứ đạo bình yên” được thành lập ở huyện Nga Sơn (năm 2018), đến nay sau 7 năm, đã được nhân rộng ra các địa phương: Thọ Xuân, Nông Cống, thị xã Nghi Sơn, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Quảng Xương. Tại Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo những năm qua, 223 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, là điển hình tiên tiến đã được UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Bằng khen.

Thời gian tới, nhất là sau Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XV, Ủy ban ĐKCG xác định sẽ cố gắng hơn nữa để làm tròn nhiệm vụ là cầu nối giữa đạo và đời, giữa giáo hội và xã hội, tiếp tục động viên tinh thần đoàn kết lương - giáo, sống tốt đời đẹp đạo, góp phần cùng Nhân dân làm cho quê hương Thanh Hóa, quê hương của Lam Kinh - Lê Lợi ngày thêm mạnh, giàu và hạnh phúc.

__

Ông Lê Tiến Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Triệu Sơn: Vai trò của MTTQ trong tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/HU, ngày 22/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Sơn về tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Với phương châm “Đến từng ngõ, gõ từng nhà”, “kiên trì thuyết phục” ban ngày không gặp được thì ban đêm, ngày thứ không gặp được thì chủ nhật đến vận động, cán bộ Ban Dân vận, MTTQ cấp huyện thường xuyên đi cơ sở chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân. Chủ động nắm chắc tình hình Nhân dân, phản ánh, đề xuất kịp thời với Ban chỉ đạo để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyên vọng chính đáng của người dân. Tính đến 30/6, toàn huyện đã hiến được trên 500km; diện tích hiến đất là trên 52ha; số hộ tham gia hiến đất 16.983 hộ. Sau khi mở rộng đường, hầu hết các địa phương đã huy động nguồn lực từ Nhân dân xây dựng mới cổng, tường rào, mương thoát nước, di dời cột điện, đổ bê tông, trồng hoa, cây xanh, điện chiếu sáng mang lại cảnh quan, diện mạo mới cho các làng quê.

Từ kết quả trên, MTTQ huyện Triệu Sơn rút ra một số kinh nghiệm, đó là: Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất vai trò, tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy; sự gương mẫu đi đầu thực hiện của cán bộ, đảng viên. Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư - những người trực tiếp vận động Nhân dân phải nắm vững chủ trương, ý nghĩa, lợi ích thiết thực, lâu dài sau khi mở rộng đường GTNT; phải sâu sát, kiên trì, linh hoạt, biết tranh thủ sự ủng hộ của người có uy tín trong dòng họ, khu dân cư; vận động những hộ gia đình gương mẫu tuyên truyền những hộ chưa đồng thuận; chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương có cách làm hay, sáng tạo. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp phải chủ động, mạnh dạn tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền, lựa chọn những tuyến đường, khu dân cư dễ mở rộng, Nhân dân đồng thuận cao làm trước để rút kinh nghiệm. Lấy “Ngõ làm mẫu cho thôn, thôn làm mẫu cho xã, xã này chia sẻ kinh nghiệm cho xã khác” để tạo sự lan tỏa trong toàn huyện. Kết hợp nguồn lực từ ngân sách Nhà nước với nguồn lực “xã hội hóa”, huy động từ Nhân dân, từ con em làm ăn, sinh sống xa quê. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, công khai, bàn bạc, thống nhất những công trình, phần việc liên quan đến các khoản đóng góp của dân, để tạo động lực, khơi dậy sức mạnh và nguồn lực trong Nhân dân.

__

Thượng tọa Thích Tâm Định , Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa với các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình an sinh xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 1/11/1984. Từ buổi sơ khai non trẻ, chỉ có hơn 10 vị “Sư già” và cơ sở thờ tự mai một, với nhiều phế tích; hoạt động của Phật giáo trong tỉnh chủ yếu tại các chùa, sinh hoạt theo sơn môn pháp phái, đến nay, Phật giáo Thanh Hóa đã có 223 tăng, ni, khoảng 160 nghìn phật tử; 179 ngôi chùa có sư trụ trì và kiêm trụ trì và đã thành lập 27 Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện.

Thấm nhuần tư tưởng từ bi cứu khổ của Đức Phật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng, ni, phật tử tỉnh Thanh Hóa luôn thể hiện tấm lòng từ tâm của người con Phật, mọi lúc, mọi nơi đều hăng hái cùng các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng các hoạt động từ thiện, nhân đạo do MTTQ phát động như: phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ cứu trợ, Quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các hoạt động nhân đạo từ thiện khác. Giai đoạn 2019-2024, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã duy trì các hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội như: tu sửa, xây mới hàng chục điểm trường, hàng trăm ngôi nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ hàng trăm vật nuôi tạo sinh kế; tặng hàng nghìn suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; thăm hỏi, động viên, tặng hàng triệu suất quà cho các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết cổ truyền và ngày lễ trọng; thăm, hỗ trợ đồng bào trong và ngoài tỉnh chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt... với tổng kinh phí hơn 168 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã ủng hộ 30 căn nhà.

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đi lên CNXH; phát huy truyền thống tốt đẹp “Hộ quốc an dân”, Phật giáo tỉnh nhà luôn gắn bó và đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc, các tôn giáo trong tỉnh để góp phần vào công cuộc xây dựng Thanh Hoá mạnh về kinh tế, vững về chính trị, Nhân dân trong tỉnh được phồn vinh hạnh phúc. Trong thời gian tới, Phật giáo Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tinh tấn để xây dựng tổ chức vững mạnh. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nâng cao nhận thức của tăng, ni, phật tử và quần chúng Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các quy định về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan, đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo tỉnh nhà. Tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống phá làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoà bình, độc lập, thống nhất của Tổ quốc và uy tín Phật giáo Việt Nam. Tăng, ni, phật tử Thanh Hóa mãi là thành tố tích cực trong ngôi nhà Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phan Nga (lược ghi)


Phan Nga (lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]