(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa được xem là vùng đất đa nghề, với những làng nghề hàng trăm năm tuổi, nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, tỉnh và các địa phương có làng nghề, các chủ thể sản xuất đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) cho sản phẩm các làng nghề. Qua đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Đa dạng hóa thương mại - dịch vụ cho sản phẩm làng nghề

Thanh Hóa được xem là vùng đất đa nghề, với những làng nghề hàng trăm năm tuổi, nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, tỉnh và các địa phương có làng nghề, các chủ thể sản xuất đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) cho sản phẩm các làng nghề. Qua đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Đa dạng hóa thương mại - dịch vụ cho sản phẩm làng nghềSản phẩm của làng nghề rèn Tất Tác, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) tham gia trưng bày, xúc tiến thương mại.

Thanh Hóa có 36 nghề, 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận theo các tiêu chí. Tại các làng nghề, hiện có hàng nghìn hộ tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 58.400 lao động. Tuy nhiên, với sự phát triển lâu đời, các làng nghề đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Để khắc phục những hạn chế và phát triển bền vững các làng nghề, ngày 29/11/2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4182/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, các địa phương đã xây dựng kế hoạch và ban hành các chính sách khôi phục, bảo tồn đối với làng nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền; hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới. Bên cạnh đó, lựa chọn một số làng nghề có tiềm năng, lợi thế về sản phẩm, cảnh quan, môi trường và sản phẩm mang đặc trưng của địa phương để quảng bá, giới thiệu, trở thành điểm đến hấp dẫn của các tour du lịch gắn với bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, góp phần giúp người dân, du khách tìm hiểu sâu hơn về biểu tượng văn hóa của từng vùng, miền cũng như những tinh hoa làng nghề. Qua đó, không chỉ phát triển thế mạnh về TM-DV ở các làng nghề mà còn góp phần quảng bá sâu rộng hình ảnh, các thương hiệu làng nghề nổi tiếng của tỉnh Thanh đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.

Nổi tiếng với nghề đúc đồng, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã gìn giữ, bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Mỗi sản phẩm được tạo ra không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, kết tinh sự sáng tạo, tinh thần lao động của người làm nghề. Đến nay, toàn xã có 32 hộ đăng ký vào làng nghề đúc đồng truyền thống, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Các sản phẩm đồ đồng của Thiệu Trung đã khẳng định được chất lượng khi có 4 sản phẩm OCOP 4 sao. Các cơ sở sản xuất tại địa phương đều chú trọng đầu tư xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm để khách du lịch đến với làng Trà Đông không chỉ để tham quan, mua sắm mà trên hết là để thưởng thức tinh hoa nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ của những nghệ nhân địa phương. Bên cạnh đó, khách du lịch khi đến với làng nghề còn có thể trải nghiệm, tham gia vào quá trình sản xuất, chế tác ra các sản phẩm để hiểu rõ thêm về văn hóa làng nghề. Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung Trần Ngọc Tùng, cho biết: "Việc phát triển sản xuất gắn với hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm chính là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiện, chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan kết nối làng nghề với các tour du lịch trong, ngoài tỉnh để nâng cao hiệu quả của làng nghề, góp phần thúc đẩy TM-DV trong làng nghề nói riêng và địa phương nói chung".

Thanh Hóa có 36 nghề, 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận theo các tiêu chí. Tại các làng nghề, hiện có hàng nghìn hộ tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 58.400 lao động.

Nổi tiếng từ bao đời nay với nghề rèn Tất Tác truyền thống, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) hiện có 12 doanh nghiệp và khoảng 1.600 hộ dân tham gia nghề rèn. Những năm gần đây, cùng với việc đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất trong làng rèn Tất Tác đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán hàng như: Shopee, Lazada, Facebook, Tiktok... Thông qua việc đa dạng hóa hình thức tiêu thụ sản phẩm, hằng năm làng nghề cung cấp cho thị trường hàng triệu sản phẩm dao, kéo, nông cụ các loại. Nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan... Qua đó, làng nghề rèn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm quy trình sản xuất dao, kéo, dụng cụ phục vụ lao động sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, Trịnh Văn Hùng cho biết: "Để quảng bá, giới thiệu thêm về truyền thống của làng nghề rèn Tất Tác cũng như giới thiệu về những sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng của làng nghề, UBND xã đang nỗ lực cân đối nguồn kinh phí để hỗ trợ làng nghề xây gian hàng trưng bày sản phẩm. Nếu làm được điều này chính là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường cho sản phẩm đặc trưng, tạo tiền đề phát triển du lịch làng nghề ở địa phương".

Để phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng của thị trường, hiện nay, tại nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh, địa phương và các chủ thể sản xuất đều chú trọng gìn giữ, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, xây dựng và duy trì website quảng bá thương hiệu sản phẩm trên internet; kết nối các làng nghề với các tour du lịch và tích hợp các mạng xã hội như Zalo, Facebook, Twitter, Youtube... nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá làng nghề.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]