(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích, những năm gần đây, thị trấn Thiệu Hóa đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật gắn với phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Qua đó, từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích, những năm gần đây, thị trấn Thiệu Hóa đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật gắn với phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Qua đó, từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ caoMô hình trồng dưa trong nhà lưới của gia đình bà Lê Thị Dung, thị trấn Thiệu Hóa.

Sau nhiều năm sản xuất nông nghiệp, bà Lê Thị Dung, thị trấn Thiệu Hóa nhận thấy canh tác truyền thống có nhiều bất cập, rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2013, bà đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng mô hình trồng rau, củ an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2019, sau khi được HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng khuyến khích, hướng dẫn kỹ thuật, bà đã đầu tư hơn 300 triệu đồng, xây dựng nhà màng với diện tích 1.000m2 sản xuất dưa Kim Hoàng hậu. Bà Dung cho biết: Không giống như canh tác truyền thống, để sản xuất theo mô hình công nghệ cao, ngoài hệ thống nhà lưới, giàn tưới tự động được đầu tư, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, sổ ghi chép lịch thời vụ,... cũng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu đặt ra. Khâu chọn giống được kiểm soát chặt chẽ, hạt không gieo trực tiếp xuống đất mà trồng trong giá thể xơ dừa đã qua xử lý giúp cây tránh tiếp xúc với vi sinh vật có hại trong đất. Hệ thống nhà lưới giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên bảo đảm sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất. Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Đến nay, diện tích trồng dưa Kim Hoàng hậu của gia đình bà đã thu hoạch được 3 vụ, sau khi trừ chi phí, bà Dung thu lãi hơn 80 triệu đồng/vụ.

Trước sự cạnh tranh và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, từ năm 2019, UBND thị trấn phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng khuyến khích và hỗ trợ người dân thực hiện ứng dụng CNC vào sản xuất. Theo đó, HTX đã phối hợp với Công ty CP Mía đường Lam Sơn chuyển giao kỹ thuật trồng dưa Kim Cô nương trong nhà màng cho 5 hộ với tổng diện tích 5.000m2. Trong đó, đã có 2 hộ triển khai thực hiện sản xuất trên diện tích 1.000m2/hộ, tổng chi phí đầu tư ước tính khoảng 400 triệu đồng/hộ/1.000m2. Sau 75 ngày sản xuất, bình quân sản lượng đạt hơn 3 tấn/hộ, thu lãi 70 triệu đồng/lứa (75 ngày), cao hơn 2-3 lần so với sản xuất rau màu thâm canh. Từ hiệu quả kinh tế bước đầu của mô hình sản xuất dưa CNC, thị trấn đã và đang vận động các hộ mở rộng diện tích nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp. Đến nay, người dân trên địa bàn đã đầu tư xây dựng thêm 3 nhà màng, nâng tổng diện tích lên 16.500 m2 để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC với những loại cây trồng, như: Dưa Kim Cô nương, dưa lưới Nhật Bản, cà chua, dưa chuột bao tử... Toàn bộ diện tích này đều được hướng dẫn đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đại diện lãnh đạo UBND thị trấn Thiệu Hoá, cho biết: Để nhân rộng mô hình này, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, huyện; thông qua HTX, UBND thị trấn đã hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp CNC 30 triệu đồng/1.000m2. Bên cạnh đó, thị trấn mở gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, đưa sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương tham gia các hội chợ; quảng bá sản phẩm trên hệ thống phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh... nhằm hỗ trợ người sản xuất trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân thông qua các mô hình thí điểm; chú trọng công tác tuyên truyền thay đổi tư duy, tạo chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của người dân về nhu cầu thị trường, xu hướng lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp CNC, quy mô lớn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]