(Baothanhhoa.vn) - Trong thời đại 4.0, việc làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh của người cao tuổi ngày càng có xu hướng tăng, bởi các thiết bị này mang rất nhiều tiện ích như giúp họ kết nối với con cháu, giao lưu bạn bè, chăm sóc sức khỏe, tập luyện tại nhà...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sử dụng thiết bị công nghệ thông minh: Liệu pháp tinh thần của người cao tuổi

Trong thời đại 4.0, việc làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh của người cao tuổi ngày càng có xu hướng tăng, bởi các thiết bị này mang rất nhiều tiện ích như giúp họ kết nối với con cháu, giao lưu bạn bè, chăm sóc sức khỏe, tập luyện tại nhà...

Sử dụng thiết bị công nghệ thông minh: Liệu pháp tinh thần của người cao tuổi

Bà Trịnh Thị Khuyên, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống hàng ngày.

“Như thường lệ, trong 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, vào mỗi buổi chiều sau khi mạng xã hội cập nhật số ca bệnh nhiễm trong ngày thì mẹ tôi lại lập tức thông báo ngay cho con cháu trong nhà. Không chỉ vậy, bà còn kể khá chi tiết số ca nhiễm trong cộng đồng, số ca bệnh trong khu cách ly, rồi hôm nay tăng bao nhiêu ca ở những huyện nào, tình hình giãn cách ra sao... Đồng thời, bà cũng không quên dặn dò con cháu phải liên tục đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng dịch đã được khuyến cáo trên mạng xã hội... Sở dĩ, mẹ tôi nắm chắc được những thông tin đó là bởi hàng ngày bà đều truy cập vào điện thoại thông minh (smartphone) để cập nhật tình hình dịch bệnh”. Đây là chia sẻ của anh Lê Hữu Tình, xã Thiệu Vân (TP Thanh Hóa) khi nói về việc sử dụng điện thoại thông minh của mẹ mình. Cũng theo anh Tình: Năm nay mẹ anh đã ngoài 70 tuổi, bà sử dụng thành thạo điện thoại thông minh từ nhiều năm nay. Đặc biệt, hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ của người cao tuổi ở địa phương cũng bị hạn chế; con cháu của bà đang công tác ở xa cũng ít có dịp về thăm quê, nên việc sử dụng điện thoại thông minh lại càng trở nên hữu ích đối với bà. Thông qua điện thoại kết nối mạng, bà có thể vào zalo, facebook... giao lưu gặp gỡ con cháu đang công tác ở xa, kết nối bạn bè, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đọc báo, xem youtube... rồi cài các ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 như Bluezone, hay quét mã QR để khai báo y tế.

Khoảng 4 năm nay, bà Trịnh Thị Khuyên ở thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống hàng ngày. Bà Khuyên bộc bạch: “Ban đầu, tôi cũng rất e ngại vì sợ mắt mờ, tay chân chậm, trí nhớ cũng kém nên không muốn dùng điện thoại thông minh. Thế nhưng, được sự động viên và hướng dẫn tận tình của con cháu nên tôi đã bước đầu làm quen và giờ đã thành thạo sử dụng. Hàng ngày, tôi thường “lên mạng” để tìm hiểu thêm kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay; đồng thời kết nối trò chuyện với con cháu đang làm ăn ở xa; rồi tạo nhóm trò chuyện với các cụ người cao tuổi ở nhiều nơi nên cảm thấy tinh thần thoải mái. Đặc biệt, vốn là người yêu văn nghệ nên khi rảnh, tôi thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để tập hát. Âm nhạc như một liệu pháp tinh thần giúp tôi lấp đầy quỹ thời gian rảnh rỗi, giảm căng thẳng, giảm nỗi nhớ con, sống vui vẻ, khỏe mạnh”.

Những tiến bộ về công nghệ thông tin hiện nay đang giúp người cao tuổi vượt qua nhiều trở ngại để kết nối nhiều hơn với bạn bè, người thân, giúp tâm trí họ luôn năng động trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, có khá nhiều người cao tuổi còn tâm lý e ngại hoặc khi tiếp cận và sử dụng điện thoại di động thông minh để truy cập Internet còn bỡ ngỡ, chậm chạp do tuổi cao thị lực kém, hoạt động của tay không còn linh hoạt, tai nghe không còn rõ, khả năng nắm bắt và trí nhớ cũng giảm... Do đó, để đáp ứng nhu cầu khách hàng là người cao tuổi, trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm điện thoại dành cho người già với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả phù hợp. Ông Đinh Hữu Thuận, Giám đốc Siêu thị Điện máy HC (TP Thanh Hóa) cho biết: Hàng ngày lượng khách hàng đến mua điện thoại thông minh dành cho người cao tuổi tại siêu thị khá đông. Để giúp người cao tuổi làm quen dễ dàng với các thiết bị điện thoại thông minh, siêu thị chú trọng nhập các dòng sản phẩm có màn hình hiển thị lớn, có thể tăng kích thước văn bản hiển thị và dễ dàng nhìn thấy, bàn phím bấm có cỡ chữ to, số trên màn hình cũng được hiển thị đậm, âm lượng to rõ ràng... Đặc biệt, với những tính năng ưu việt, người sử dụng có thể vào cài đặt để tăng cỡ chữ, tăng âm lượng...; giá cả các dòng điện thoại cũng phù hợp dao động từ 3 - 5 triệu đồng/máy.

Trong thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay, khi những hoạt động, giao lưu bạn bè thường xuyên phải hạn chế thì việc giao lưu gặp gỡ, kết nối bạn bè qua những hội, nhóm sinh hoạt lành mạnh trên mạng xã hội của người cao tuổi được coi khá hữu ích. Nhất là đối với những người cao tuổi đang sống một mình, chính những tiến bộ của công nghệ đã hóa giải sự lo lắng của con cái khi sống xa cha mẹ già... Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh chia sẻ: Việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh để truy cập mạng xã hội đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người cao tuổi, giúp họ nhanh chóng bắt nhịp với xu thế của thời đại 4.0 và hòa nhập với giới trẻ. Đến nay, dù chưa có thống kê đầy đủ về số người cao tuổi sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh, song chắc chắn rằng việc làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh đã trở thành một xu thế đối với người cao tuổi. Họ không chỉ sử dụng để đọc báo, tra cứu các thông tin cần thiết, xem các chương trình vui chơi, giải trí, thể dục thể thao... mà nhiều người còn sử dụng các phương tiện và mạng xã hội như zalo, facebook... để liên lạc với người thân, giao tiếp bạn bè thường xuyên với nhau, hoặc để kinh doanh buôn bán... Những năm qua, Hội Người cao tuổi tỉnh cũng đẩy mạnh khuyến khích, động viên hội viên ở các cơ sở hội tích cực làm quen sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiến tới hội sẽ trang bị máy tính kết nối mạng Internet tới tất cả các cơ sở hội ở địa phương...

Những tiện ích mà các thiết bị công nghệ thông minh và mạng xã hội mang lại cho người cao tuổi là rất lớn. Tuy nhiên đi kèm với những lợi ích đó thì khi truy cập mạng xã hội cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Bởi vậy, ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh cho rằng: Người cao tuổi khi tiếp cận mạng xã hội cần cẩn trọng trước những thông tin trái chiều hoặc chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu. Đồng thời, cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh khi cần thiết, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]