(Baothanhhoa.vn) - Nhằm từng buớc phát triển dịch vụ Logistics Thanh Hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, cũng như đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác của tỉnh phát triển, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2030

Nhằm từng buớc phát triển dịch vụ Logistics Thanh Hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, cũng như đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác của tỉnh phát triển, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tăng cường phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2030

Cụ thể, phấn đấu trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025 đưa ngành dịch vụ logistics của tỉnh phát triển thành ngành dịch vụ có trình độ khá của khu vực Trung Bắc Bộ và của cả nước; Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 8-10%, tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GRDP; Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng và hạ tầng giao thông kết nối nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm chi phí logistics, phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa để hình thành một trung tâm logistics cấp vùng ở Khu kinh tế Nghi Sơn; Thu hút từ 1-2 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics lớn về Nghi Sơn; Khối lượng hàng thông qua cảng biển đạt khoảng 60 triệu tấn, trong đó hàng Container qua cảng Nghi Sơn đạt 995.000 tấn (tương đương 66.000 TEU), chiếm 20-25% số lượng Container xuất nhập khẩu của Thanh Hoá.

Giai đoạn từ năm 2025 – 2030, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 10-15%, tốc độ tăng trưởng đạt 16-20%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 60-65%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 14-17% GRDP; Khối lựợng hàng thông qua cảng biển khoảng 79 triệu tấn, trong đó hàng Container đạt 2,7 triệu tấn (tuơng đuơng 200.000 TEU). Về dài hạn, phấn đấu trên 35% số lượng Container xuất nhập khẩu của Thanh Hoá được vận chuyển qua cảng Nghi Sơn; Mở rộng trung tâm logistics cấp vùng ở Khu kinh tế Nghi Sơn, trong đó tập trung hoàn thiện các khu phát triển logistics gắn với cảng biển, ga đường sắt thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn; hoàn thiện giao thông kết nối; Thu hút đầu tư xây dựng hai trung tâm logistics vệ tinh cấp tỉnh tại phía Tây TP Thanh Hóa và khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải chủ trì, tổ chức công bố Đề án “Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2030”; Tập trung triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên các tuyến kết nối đến cảng biển, trung tâm logistics; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh lực vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức; Tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải đảm bảo tiến độ đầu tư các công trình giao thông trọng điểm của Trung ương trên địa bàn tỉnh như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nạo vét luồng vào cảng Nghi Sơn,...

Sở Công Thương phối hợp với Sở Giao thông vận tải công bố Đề án, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất các giải pháp nâng cao dịch vụ cung ứng. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Đề án, đặc biệt là việc phát triển trung tâm logistics, cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh kêu gọi, thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng logistics; Hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ lập, triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics, cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét áp dụng phương án đầu tư xây dựng và khai thác trung tâm logistics theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Sở Tài chính chủ trì thẩm định và phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư về phát triển dịch vụ logistics.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo, định hướng hệ thống truyền thanh cơ sở, các cơ quan báo chí của tỉnh,., tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chủ trương, chính sách và quy định của Trung ương và của tỉnh về đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics.

Cục Hải quan Thanh Hóa đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp nhằm giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa; Triển khai các biện pháp thu hút nguồn hàng, tạo thuận lợi cho chủ hàng đến thông quan tại các điểm kiểm tra tập trung, tạo lợi thế cho ngành dịch vụ logistics của tỉnh; Nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ hải quan, kiểm soát thời gian tác nghiệp của cán bộ theo luật định. Phối hợp với các cơ quan có liên quan để cắt giảm tối đa thời gian thông quan.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục biên phòng từ cách thức thủ công sang cách thức điện tử thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, làm cơ sở kết nối giữa cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử với cổng thông tin một cửa Quốc gia; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới, cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, cảng biển; quản lý chặt chẽ hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển.

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN chủ trì, thu hút đầu tư xây dựng kho bãi, trung tâm logistics tại Khu kinh tế Nghi Sơn; Trung tâm logistics khu vực Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; trung tâm logistics TP Thanh Hóa...... Theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh các vướng mắc trong hoạt động dịch vụ logistics tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ động, phối hợp với các cơ quan có liên quan, chủ hàng,... đẩy mạnh việc đưa hàng container về vận chuyển qua cảng biển Nghi Sơn vì lợi ích lâu dài của tỉnh và của doanh nghiệp.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các sở, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án này bảo đảm thống nhất, đồng bộ và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các huyện, thị xã, thành phố. Tăng cường quản lý hệ thống kho, bãi đang hoạt động trên địa bàn,... phục vụ phát triển dịch vụ logistics đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường.

Xem quyết định tại đây.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]