(Baothanhhoa.vn) - Hiệu quả kịp thời, bền vững của việc xây dựng các khu tái định cư (TĐC) đối với công tác sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở tại khu vực miền núi là thực tế. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu quá lớn, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn vốn, quỹ đất cùng các nguyên nhân khách quan khác thì việc triển khai xây dựng các khu TĐC cần có sự quy hoạch, bố trí hợp lý theo từng lộ trình, giai đoạn với tinh thần “nhập cuộc” hăng hái, quyết liệt, sáng tạo của cả hệ thống chính trị.

Chuyện an cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi - Nhìn từ các khu tái định cư: Bài cuối - Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp dân cư

Hiệu quả kịp thời, bền vững của việc xây dựng các khu tái định cư (TĐC) đối với công tác sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở tại khu vực miền núi là thực tế. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu quá lớn, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn vốn, quỹ đất cùng các nguyên nhân khách quan khác thì việc triển khai xây dựng các khu TĐC cần có sự quy hoạch, bố trí hợp lý theo từng lộ trình, giai đoạn với tinh thần “nhập cuộc” hăng hái, quyết liệt, sáng tạo của cả hệ thống chính trị.

Chuyện an cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi - Nhìn từ các khu tái định cư: Bài cuối - Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp dân cưCuộc sống mới của người dân trong khu TĐC Co Hương (Quan Sơn). Ảnh: P.V

Ông Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, giúp cho người dân sớm ổn định cuộc sống, hướng đến phát triển bền vững là giá trị cốt lõi”

Chuyện an cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi - Nhìn từ các khu tái định cư: Bài cuối - Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp dân cư

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương phối hợp với các huyện miền núi tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể vùng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực này và phân theo các cấp độ ảnh hưởng thiên tai để triển khai xây dựng Đề án sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, thực hiện sắp xếp, ổn định cho 2.828 hộ dân (trong đó có 1.118 hộ TĐC xen ghép, 832 hộ TĐC liền kề và 878 hộ TĐC tập trung).

Trọng tâm của đề án là trong thời gian ngắn nhất bố trí đủ nguồn lực, quỹ đất để thực hiện TĐC, hướng đến ổn định, cải thiện đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới (NTM) và củng cố quốc phòng - an ninh.

Việc sắp xếp, ổn định dân cư vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phải hướng tới hình thành các điểm dân cư theo tiêu chí NTM, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trên cơ sở tôn trọng phong tục, tập quán của từng dân tộc, trên nguyên tắc tự nguyện, có sự tham gia của các hộ gia đình; bố trí xen ghép vào các điểm dân cư cũ đảm bảo tính cộng đồng và không gây ra những thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi ở mới. Cùng với đầu tư của Nhà nước, nguồn hỗ trợ của MTTQ và các đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương phải tập trung làm tốt công tác tư tưởng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư thôn, bản, các đoàn thể,... chủ động đóng góp tối đa công sức, tiền của để thực hiện di dời, xây dựng nhà ở vị trí mới.

Các hộ dân đang sinh sống tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phải thực hiện TĐC đa phần là hộ nghèo, có đời sống khó khăn. Vì vậy, sau khi bà con đã “an cư”, chúng ta cần phải tính đến vấn đề “lạc nghiệp”, hướng tới phát triển bền vững. Việc tạo sinh kế cho đồng bào rất quan trọng và cũng là bài toán khó. Theo đó, một mặt, chúng ta cần tranh thủ, sử dụng hợp lý các nguồn lực từ Trung ương thông qua các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ, bố trí đủ đất sản xuất, tập trung khai hoang, cải tạo đất sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực... Cùng với đó, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần năng động, tích cực hơn trong việc đồng hành cùng bà con vươn lên thoát nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi mới tư duy, tập quán canh tác không phù hợp, nhân rộng mô hình sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông... Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chủ động đề xuất nguồn vốn phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để hỗ trợ cho 164 hộ dân tại các khu vực bị ảnh hưởng thiên tại (trong đó có 51 hộ trong khu TĐC tập trung) trên địa bàn các huyện Quan Sơn, Quan Hóa và Bá Thước nhằm giúp các hộ dân sớm ổn định đời sống tại nơi ở mới, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“An cư lạc nghiệp” luôn là khao khát, giấc mơ của đồng bào vùng cao. Tuy nhiên, để giấc mơ ấy có thể trở thành hiện thực, không còn cách nào khác, là cả hệ thống chính trị phải nghiêm túc, quyết liệt vào cuộc bằng tất cả cái tâm và cái tầm. Đó là cốt lõi làm nên tính hiệu quả, bền vững của các chủ trương, chính sách về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát: “Việc sắp xếp dân cư vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cần có lộ trình, thực hiện từng bước kết hợp với các giải pháp ngắn hạn khác”

Chuyện an cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi - Nhìn từ các khu tái định cư: Bài cuối - Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp dân cư

Thời gian vừa qua, căn cứ vào tình hình thực tế, tờ trình của HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, Kỳ họp thứ 7 đã ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng 11 khu TĐC trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó huyện Mường Lát được đầu tư xây dựng 6 khu TĐC (3 khu TĐC tập trung, 3 khu TĐC liền kề). Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mường Lát rất vui mừng, phấn khởi trước sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh. Đây là nguyện vọng, khao khát của nhiều thế hệ người dân Mường Lát, được bà con đề đạt rất nhiều trong các đợt tiếp xúc cử tri. Ngay sau khi tiếp nhận chủ trương, UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện, các xã nằm trong diện được đầu tư xây dựng khu TĐC trong năm 2022 đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con được biết. Huyện giao cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Mường Lát - chủ đầu tư khẩn trương chuẩn bị các hồ sơ pháp lý theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phòng nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương tổ chức họp dân để thống nhất lại địa điểm xây dựng khu TĐC, làm công tác vận động, ổn định tư tưởng cho bà con yên tâm đăng ký, chuẩn bị các điều kiện di dời đến nơi ở mới. Trong thời gian chờ đợi các khu TĐC hoàn thành xây dựng, các cấp, các ngành tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể ứng phó với thiên tai trong mùa mưa, bão và sắp xếp di dân trong các trường hợp khẩn cấp.

Di dời, TĐC đến nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ được cho là giải pháp bền vững, có tác dụng lâu dài để giải quyết nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực miền núi, trong đó có huyện Mường Lát. Tuy nhiên, quá trình triển khai cần nhiều nguồn lực về đất đai, tài chính nên việc thực hiện cần có lộ trình, thực hiện từng bước kết hợp với các giải pháp ngắn hạn khác. Để đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án TĐC trong thời gian tới, huyện Mường Lát đề xuất tỉnh xem xét tăng định mức đầu tư với các dự án xây dựng khu TĐC trên địa bàn huyện sát với tình hình thực tế hiện nay.

Ông Lò Xuân Hành, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Bá Thước: Nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện các khu TĐC trên địa bàn huyện

Chuyện an cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi - Nhìn từ các khu tái định cư: Bài cuối - Huy động tối đa các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp dân cư

Năm 2022, được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh, trên địa bàn huyện Bá Thước được chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng khu TĐC cho các hộ dân thuộc địa bàn thôn Trình, xã Lũng Cao (Nghị quyết số 279/NQ-HĐND ngày 13-7-2022, tổng mức đầu tư là 13,8 tỷ đồng) và thôn La Ca, xã Cổ Lũng (Nghị quyết số 279/NQ-HĐND ngày 13-7-2022, tổng mức đầu tư là 4,95 tỷ đồng), thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022-2024 giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Bá Thước làm chủ đầu tư.

Các công trình thực hiện đầu tư trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, giá thành các nhiên, nguyên vật liệu xây dựng tăng cao; địa hình khu vực triển khai thực hiện dự án rất phức tạp. Trong khi đó suất vốn đầu tư theo chủ trương của tỉnh là 300 triệu đồng/hộ đối với khu TĐC tập trung và 150 triệu đồng/hộ đối với khu TĐC xen ghép là thấp so với yêu cầu, dẫn đến việc triển khai các hạng mục như đường giao thông, đường điện kết nối khu TĐC với khu vực xung quanh gặp khó khăn. Mặt khác, các dự án phải bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí thực hiện giao cho huyện đảm nhận. Đối với một huyện còn nhiều thiếu khó như Bá Thước, đây thực sự là áp lực, trăn trở rất lớn.

Với tinh thần nỗ lực, quyết tâm, linh hoạt, từng bước tìm giải pháp tháo gỡ, hiện nay, ban quản lý dự án đang thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và triển khai thi công hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng đảm bảo tiến độ, chất lượng trong thời gian nhanh nhất có thể. Để đạt được mục tiêu ấy, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của tỉnh thông qua các cơ chế, chính sách thiết thực, kịp thời như hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án, tăng định mức đầu tư đối với các khu TĐC liền kê... Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, hiệu quả từ các cấp, các ngành cũng là một trong những yếu tố quyết định đến triển khai, thực hiện dự án.

Thùy Dương – Hương Thảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]