Chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm nước tưới cho lúa
Trạm bơm xã Quảng Ngọc, thuộc Cụm B2 của Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu) vận hành cấp nước tưới cho lúa.
Đến trung tuần tháng 4-2020, toàn tỉnh có 415 hồ chứa có mực nước thấp hơn so với mực nước thiết kế từ 1m trở lên; trong đó, có 37 hồ từ mực nước chết trở xuống.
Riêng 3 hồ chứa nước lớn là hồ Cửa Đạt (Thường Xuân) thấp hơn so với mực nước thiết kế 32,21m; hồ Sông Mực (Như Thanh) thấp hơn so với mực nước thiết kế 3,68m; hồ Yên Mỹ (Nông Cống) thấp hơn so với mực nước thiết kế 2,72m. Căn cứ vào tình hình thực tế về mực nước tại các hồ và nhận định về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thủy lợi nhận định, vào thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5, đúng vào giai đoạn lúa đông xuân 2019-2020 trổ, sẽ có khoảng 24.000 đến 25.000 ha lúa có nguy cơ thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất. Tập trung ở hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã, hệ thống sông Mực, vùng lấy nước trên các triền sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, vùng tưới bằng hồ đập nhỏ và các công trình đang thi công chưa kịp tích nước, vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Trên cơ sở nhận định về nguồn nước và nhu cầu nước tưới của diện tích lúa đông xuân 2019-2020, các địa phương, đơn vị đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm nước tưới.
Vụ đông xuân 2019-2020, Công ty TNHH MTV Sông Chu đảm nhiệm tưới cho 57.000 ha lúa. Với mục tiêu bằng mọi biện pháp bảo đảm tưới hết diện tích đã ký hợp đồng với các hộ dùng nước, không để xảy ra hạn, thiếu nước, nên ngay từ đầu vụ, công ty đã lập phương án tưới cho toàn vụ đông xuân. Thông báo cho chính quyền địa phương, các hộ dùng nước chủ động dẫn nước, trữ nước, chỉ đạo tưới tiết kiệm, hợp lý. Trong từng thời kỳ điều tiết nước tưới phù hợp với yêu cầu dùng nước và diễn biến thời tiết, nguồn nước trên các hệ thống. Đồng thời, thực hiện nạo vét bãi bồi, trên các tuyến kênh, sẵn sàng cho công tác tưới, chống hạn trong toàn vụ.
Để tận dụng tối đa khả năng nguồn nước và điều kiện công trình để tưới tự chảy, nhằm giảm thời gian bơm tưới của các trạm bơm, công ty đã lập lịch tưới chi tiết cho từng vùng, từng tuyến công trình, từ công ty đến chi nhánh, cụm, tổ đều chủ động thực hiện phương án tưới, lịch tưới, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện. Thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 được dự báo sẽ xảy ra các đợt nắng, nên công ty cũng dự báo sẽ có khoảng hơn 10.000 ha lúa tập trung ở vùng đuôi kênh của 2 huyện Quảng Xương, Nông Cống sẽ khó khăn về nước tưới. Hơn nữa, lúa hiện đang bước vào giai đoạn trổ bông, trên lúa dễ phát sinh các loại sâu bệnh, nhất là bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng, nên nhu cầu nước tưới cho lúa sinh trưởng, phát triển và công tác phòng trừ sâu bệnh cao. Do đó, để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất, công ty đã chỉ đạo các chi nhánh bơm trữ nước vào đồng ruộng, thực hiện các biện pháp điều tiết nước hợp lý trên hệ thống các tuyến kênh, mương dẫn nước. Đồng thời, chuẩn bị tốt số lượng, chất lượng các máy bơm điện, bơm dầu dự phòng để sẵn sàng phục vụ nếu có nắng hạn xảy ra.
Tại huyện Quảng Xương, do là địa phương cuối nguồn tưới, nên nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước vào thời điểm cuối vụ đông xuân cao. Do đó, để toàn bộ 6.600 ha lúa đông xuân có đủ nước, huyện đang tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện khu vực xảy ra thiếu nước cục bộ để dẫn, cấp nước, tránh gây hạn giả. Đồng thời, kiểm tra, phát hiện diện tích lúa bị bệnh để chủ động phối hợp với các đơn vị thủy nông trong việc bơm, dẫn nước phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gây hại trên lúa. Bên cạnh đó, phối hợp với các công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thực hiện nghiêm phương án tưới, lịch tưới đã đề ra, nhằm tránh xảy ra tình trạng tranh cấp nước, gây mất trật tự.
Để chủ động đối phó với tình hình hạn hán có nguy cơ xảy ra, hạn chế tối đa thiệt hại cho diện tích lúa đông xuân có nguy cơ thiếu nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi căn cứ vào dự báo tình hình khí tượng thủy văn để kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối với nhu cầu dùng nước, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn cho vụ đông xuân 2019-2020. Điều tiết, phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, lập lịch tưới luân phiên cho các cấp kênh trên từng hệ thống tưới; đồng thời tuyên truyền công khai lịch tưới rộng rãi để người dân biết thực hiện. Kiểm tra và sửa chữa kịp thời máy móc, thiết bị, các sự cố, hư hỏng công trình. Các địa phương có kế hoạch bố trí lịch thời vụ phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý; duy trì các máy bơm dã chiến chống hạn đã lắp đặt và có kế hoạch lắp đặt bổ sung nhằm tận dụng mọi nguồn nước để bơm truyền, bơm tiếp nguồn nếu xảy ra hạn hán.
Hương Thơm
{name} - {time}
-
11 giờ trước
Từ chuyến hàng đầu tiên đến “cảng biển tỷ đô”
-
7:04 sáng nay
Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ làm chủ
-
12:48 26/04/2020
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng nhiễm mặn
Huyện Bá Thước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi lợi thế
Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Huyện Hoằng Hóa phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi
Xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi gai xanh
Tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19
Đoàn công tác Bộ NN&PTNT kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại Thanh Hóa
Thanh Hóa xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa
Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá
Địa phương
Thời tiết
- 28°C - 33°CCó mây, không mưa
- 24°C - 33°CCó mây, có mưa rào và dông