Chờ một chủ trương lớn
Hiến đất, hiến tặng công trình giá trị trên đất để mở đường đã trở nên quen thuộc ở nhiều làng quê xứ Thanh, được xem là một trong những cách để người dân “mở cánh cửa” bước vào tương lai.
Dù đã trở thành câu chuyện không xa lạ ở nhiều làng quê, nhưng nhìn chung đó vẫn là cách làm riêng của từng địa phương, chưa có một chuẩn mực, quy định cụ thể nào; và cũng chưa giải quyết tốt những vấn đề phát sinh sau hiến đất.
Và dĩ nhiên, bên cạnh những địa phương làm tốt việc này, thì trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa huy động được cả hệ thống chính trị tham gia; chưa động viên, khuyến khích được người dân tình nguyện hiến đất. Tình trạng này dẫn đến kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông xã, đường liên thôn, đường ngõ xóm, khu phố ở một số nơi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chiều rộng mặt đường chật hẹp, phương tiện đi lại khó khăn. Có nơi đường không có rãnh thoát nước dẫn đến ngập lụt, mất an toàn giao thông, không đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra sự bí bách trong sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội... Những tồn tại này đang làm mất đi cơ hội phát triển của nhiều làng quê.
Hiến đất cần phải trở thành một phong trào sâu rộng, được định hướng và đảm bảo các yêu cầu cả về pháp lý cũng như có sức lan tỏa rộng lớn, chuyển hóa mạnh mẽ trở thành văn hóa hiến tặng - một sức mạnh nội sinh trong các cộng đồng dân cư.
Cách đây ít ngày, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cuộc vận động hiến đất để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng làm đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại trên địa bàn tỉnh, được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao, yêu cầu rõ lộ trình hoàn thiện, đã tạo ra sự phấn khởi, chờ đợi của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân trong tỉnh.
Chừng mực nào đó, việc hiến đất XDNTM ở một số địa phương trong thời gian qua dù đã được cụ thể thành văn bản, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép và ít nhiều có tính khu biệt. Trong chặng đường phát triển sắp tới, chúng ta cần phải có thêm nhiều làng quê NTM, phố phường văn minh, rộng hơn là những khu, cụm công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển. Bởi vậy, một chỉ thị về việc vận động hiến đất được ban hành bởi cấp ủy cao nhất của tỉnh, được thực hiện thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính pháp lý và nhiều yếu tố khác, sẽ tạo động lực mạnh mẽ, có sức lan tỏa rộng lớn, mở ra tiền đề mới trong việc vận động vì sự phát triển của tỉnh.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2024-11-23 14:34:00
Hiệu quả mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” ở xã Quang Trung
-
2024-11-23 12:38:00
Như Thanh: Đưa nước sinh hoạt về với đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-05-16 10:08:00
Xây dựng mô hình “Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà”
Ngập cục bộ trên nhiều tuyến phố ở TP Thanh Hoá
Trao hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng xây mái ấm tình thương cho phụ nữ đặc biệt khó khăn xã Tam Chung
Ra mắt mô hình “Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà”
Tiện ích kép cho người bệnh và cơ sở y tế
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu tại cộng đồng
Ứng xử văn minh trên môi trường mạng
Tập huấn kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ngày Quốc tế Gia đình 15/5: Giá trị của một gia đình hạnh phúc
Đội cứu tinh của ngư dân