(Baothanhhoa.vn) - Cách đây hơn 50 năm, với tham vọng đánh sập ý chí chiến đấu của quân và dân miền Bắc, bóp nghẹt cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ đã chơi một canh bạc “dốc túi”, đó là tổ chức cuộc tập kích đường không chủ yếu bằng lực lượng không quân chiến lược B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương lân cận. Đây được xem là cuộc tập kích đường không “3 nhất” của đế quốc Mỹ, đó là: Quy mô lớn nhất, hiện đại nhất và tàn bạo nhất trong lịch sử không quân Mỹ với hàng trăm máy bay B-52 và hơn một nghìn máy bay chiến thuật được huy động. Song, chiến thắng oanh liệt vẫn thuộc về quân và dân Việt Nam và đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một chiến thắng chói lọi, một “kỳ tích vô song” của thế kỷ XX.

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025):

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - “Kỳ tích vô song” của thế kỷ XX

Cách đây hơn 50 năm, với tham vọng đánh sập ý chí chiến đấu của quân và dân miền Bắc, bóp nghẹt cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ đã chơi một canh bạc “dốc túi”, đó là tổ chức cuộc tập kích đường không chủ yếu bằng lực lượng không quân chiến lược B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương lân cận. Đây được xem là cuộc tập kích đường không “3 nhất” của đế quốc Mỹ, đó là: Quy mô lớn nhất, hiện đại nhất và tàn bạo nhất trong lịch sử không quân Mỹ với hàng trăm máy bay B-52 và hơn một nghìn máy bay chiến thuật được huy động. Song, chiến thắng oanh liệt vẫn thuộc về quân và dân Việt Nam và đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một chiến thắng chói lọi, một “kỳ tích vô song” của thế kỷ XX.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - “Kỳ tích vô song” của thế kỷ XX

Bộ đội tên lửa phòng không là lực lượng nòng cốt trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, đập tan thần tượng “Siêu pháo đài bay B-52” của không lực Hoa Kỳ. Trong ảnh: Phân đội 57, bộ đội tên lửa bảo vệ thủ đô bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay Mỹ thứ 3.700, ngày 27/6/1972 trên vùng trời Hà Nội. Ảnh tư liệu của TTXVN

Tại sao nói chiến thắng đó là một “kỳ tích vô song” của dân tộc Việt Nam, bởi lẽ, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” được xuất phát từ tầm cao trí tuệ, bản lĩnh và tài thao lược của Đảng; của nghệ thuật quân sự chiến tranh Nhân dân Việt Nam đạt đến đỉnh cao trên mặt trận đối không. Đó là chiến thắng độc đáo có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói riêng và lịch sử chiến tranh thế giới nói chung. Thắng lợi đó tưởng chừng như không thể có được, nhưng quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đã biến điều không thể trở thành có thể để làm nên kỳ tích.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không làm thất bại toàn bộ các mục tiêu chiến lược mà phía Mỹ đã đặt ra với mục đích “đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán Hiệp định Paris, quân đội Mỹ đã tung ra con bài chiến lược của mình là 193 máy bay B-52D/G (chiếm gần 50% số B-52 của không quân chiến lược). Trong đó, đáng chú ý là phiên bản B-52G với nhiều tính năng hàng không hiện đại bậc nhất của Mỹ, như: Trang bị động cơ phản lực Pratt & Whiteney J57-P-43W mới cho phép nâng trọng lượng cất cánh tối đa từ 200 lên 221 tấn; thiết kế cánh máy bay được thay đổi cho phép treo thêm 2 thùng dầu phụ có dung tích 2.650 lít; khoang lắp đặt thiết bị điện tử của máy bay được mở rộng (radar ngắm bắn AN/ASG-15 và hệ thống gây nhiễu điện tử mới. Bộ Quốc phòng Mỹ đã coi nhiễu điện tử là niềm kiêu hãnh của nền công nghiệp hàng đầu của Mỹ, là sức mạnh siêu phàm, là lá bùa màu nhiệm. Với cuộc chiến tranh điện tử này, chúng có thể làm “mù” toàn bộ hệ thống ra đa của đối phương, từ hệ thống ra đa cảnh giới dẫn đường, ra đa tên lửa, ra đa pháo phòng không đến hệ thống thông tin liên lạc.

Song song với đó, để nâng cao khả năng sống sót của máy bay, B-52G được lắp 4 đạn tên lửa ADM-20 Quail (chim cút). Khi được phóng, ADM-20 sẽ giả lập tín hiệu giống máy bay B-52 để thu hút đạn tên lửa không đối không, đất đối không thay cho B-52. Ngoài ra, với vai trò là máy bay ném bom chiến lược, các phi đội B-52 không hoạt động độc lập mà được hộ tống bởi các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 với các thiết bị gây nhiễu chủ động và thụ động đi kèm.

Căn cứ vào những số liệu nêu trên, rõ ràng lực lượng của Mỹ chiếm ưu thế áp đảo cả về số lượng và kỹ thuật – đúng như Tổng thống Nixon đã khẳng định trong một cuốn sách của mình: "Trong lịch sử nhân loại, chưa hề có một quốc gia nào chiếm ưu thế hơn hẳn về vũ khí như Hoa Kỳ so với Bắc Việt Nam...”.

Tuy vậy, dù sở hữu nhiều công nghệ hiện đại và phi đội hộ tống đông đảo, nhưng “pháo đài bay” B-52 vẫn gãy cánh trên bầu trời Hà Nội. Trong cuộc chiến đấu không cân sức này, quân dân Hà Nội, Hải Phòng, mà nòng cốt là lực lượng phòng không - không quân, đã đi vào trận quyết chiến 12 ngày - đêm lịch sử. Trong đó, ngay từ trận đầu ra quân, đêm ngày 18/12/1972, quân và dân ta đã bắn rơi tại chỗ “Siêu pháo đài bay B-52”, mở màn thắng lợi vang dội cho những trận đánh tiếp theo. Kết thúc 12 ngày – đêm chiến đấu oanh liệt, dũng cảm, quân và dân ta đã bắn hạ hàng chục “pháo đài bay” B-52 cùng những “thần sấm”, “con ma”,... trong gần một trăm máy bay các loại của đế quốc Mỹ, gây tổn thất lớn với Mỹ. Chiến thắng 12 ngày - đêm cuối năm 1972 của quân dân miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có giá trị lịch sử, ý nghĩa sâu sắc trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao như trận toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nên cũng vì lẽ đó đã được gọi đó là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Chiến thắng đã khởi nguồn cho sự sụp đổ chế độ thực dân kiểu mới, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi lại đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri và ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973). Qua chiến thắng đã góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN, giữ vững thành quả cách mạng, tạo ra cục diện thuận lợi để quân và dân ta thực hiện trọn vẹn lời dạy của Bác Hồ kính yêu đó là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng âm hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - biểu tượng của sức mạnh ý chí và trí tuệ quân và dân Việt Nam vẫn vang vọng như một bản hùng ca bất tử, kỳ tích của thế kỷ XX. Kỳ tích đó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của dân tộc ta.

Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]