(Baothanhhoa.vn) - Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật đã chỉ rõ hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật vì mục đích vụ lợi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chặn trục lợi chính sách

Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật đã chỉ rõ hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật vì mục đích vụ lợi.

Chặn trục lợi chính sách

Những hành vi gọi là “lợi ích nhóm” này được cài cắm rất tinh vi trong các chính sách pháp luật, mà nếu như cơ quan thẩm tra, kiểm soát không xem xét cẩn trọng, thấu đáo và dũng cảm để “bác”, thì rất dễ để lọt.

Kết luận buổi làm việc với các Ủy ban: Kinh tế, Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Tài chính - Ngân sách của Quốc hội ngày 7/8/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yêu cầu trong quá trình thẩm tra các dự án luật, các ủy ban phải thể hiện rõ chính kiến, không né tránh vấn đề khó, nhạy cảm, kiểm soát chặt các nội dung dễ xảy ra tham nhũng, trục lợi chính sách.

Tại hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đặc biệt nhấn mạnh, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm” hoặc sơ suất trong việc xác định chính sách.

Để quản trị quốc gia bằng Hiến pháp và pháp luật đòi hỏi trước tiên phải làm nghiêm khâu thẩm định pháp luật. Các cơ quan của Quốc hội quán triệt kỹ lưỡng, sâu sắc các quy định của Bộ Chính trị. Theo người đứng đầu Quốc hội, trước mắt, các ủy ban khẩn trương giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật thuộc lĩnh vực phụ trách để trình, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và thẩm tra các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8. Trong quá trình thẩm tra, phải thể hiện chính kiến, quan điểm rõ ràng, khách quan, không né tránh, nhất là các nội dung nhạy cảm, dễ xảy ra “trục lợi chính sách” trong công tác xây dựng pháp luật.

“Tham nhũng chính sách” là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, dù không được lượng hóa, nhưng mức độ nguy hại cho nền kinh tế, trật tự trị an, làm tha hóa con người đến mức khủng khiếp. Để chặn nạn tham nhũng này phải xác định “lửa cháy ở đâu, dập từ đó”. Qua yêu cầu của lãnh đạo Quốc hội cho thấy quyết tâm rất cao của cơ quan lập pháp nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng này từ khâu xây dựng, thẩm định văn bản luật.

Tương tự, với các địa phương, yêu cầu xây dựng, thẩm định văn bản cũng cần được tiếp tục nâng cao chất lượng và đề cao trách nhiệm, để phát hiện kịp thời những kẽ hở có thể dẫn tới trục lợi, vi phạm pháp luật. Một khi vấn đề này được làm nghiêm từ cơ quan lập pháp, cũng như chặt chẽ tại các địa phương, sẽ chặt đứt “vòi bạch tuộc” trục lợi chính sách.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]