(Baothanhhoa.vn) - 6 tháng năm 2024, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi với các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với kế hoạch. Nổi bật là giá thịt hơi gia súc, gia cầm có xu hướng tăng, tổng đàn vật nuôi lớn, đứng top đầu cả nước; trong khi tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến phức tạp thì ở Thanh Hóa vẫn được kiểm soát tốt... Những tháng cuối năm 2024, với thách thức đan xen lẫn cơ hội, ngành nông nghiệp quyết tâm nâng cao giá trị cho lĩnh vực này.

Chăn nuôi giữ vững đà tăng trưởng

6 tháng năm 2024, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi với các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với kế hoạch. Nổi bật là giá thịt hơi gia súc, gia cầm có xu hướng tăng, tổng đàn vật nuôi lớn, đứng top đầu cả nước; trong khi tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến phức tạp thì ở Thanh Hóa vẫn được kiểm soát tốt... Những tháng cuối năm 2024, với thách thức đan xen lẫn cơ hội, ngành nông nghiệp quyết tâm nâng cao giá trị cho lĩnh vực này.

Chăn nuôi giữ vững đà tăng trưởngDự án sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 1 tại xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) đã đi vào vận hành.

Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức khi giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, giá các sản phẩm chăn nuôi không ổn định, giá bán sản phẩm thấp so với chi phí đầu tư, nhất là trâu, bò. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, khó lường với bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước; chưa kể vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao.

Tuy nhiên, với quyết tâm không để khó khăn làm cản trở mục tiêu tăng trưởng, 6 tháng năm 2024, ngành chăn nuôi vẫn đạt được những kết quả tích cực với giá trị sản xuất đạt hơn 5.580 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ; sản lượng thịt hơi các loại đạt 150.000 tấn. Thời gian qua, chăn nuôi tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại, theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Toàn tỉnh hiện có 1.080 trang trại chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi; 106 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Nhìn lại nửa năm qua, có thể nói, điểm sáng của ngành chăn nuôi là trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm. Bệnh dại tuy đã xảy ra nhưng đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y kịp thời chỉ đạo, cùng các địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây dập tắt kịp thời bệnh dại, không để lây lan ra diện rộng; thực hiện “Năm cao điểm tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo” và duy trì liên tục trong 3 năm để kiểm soát bệnh, bảo đảm đạt 100% diện tiêm; công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1/2024 cũng đạt kết quả cao.

Đáng chú ý, thời gian qua, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại tại 45 tỉnh, thành phố trên cả nước; nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình... thì Thanh Hóa vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã nghiêm túc chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp như: tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học; tiêm vắc-xin phòng bệnh; bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hóa chất sát trùng, vôi bột, vắc-xin... để sẵn sàng ứng phó khi có dịch... Có thể nói, công tác phòng, chống dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả đã góp phần tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững và là môi trường tốt cho thu hút được 72 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn. Từ đó, đã và đang được hình thành các chuỗi liên kết tại các huyện có điều kiện về đất đai, đồng bộ về hạ tầng, kiểm soát dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường và có thị trường tiêu thụ ổn định, như: Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Thạch Thành... với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần, Công ty CP Nông sản Phú Gia, Tập đoàn Mavin, Tập đoàn DABACO, Tập đoàn TH True Milk... Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các dự án chăn nuôi quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến hoặc giết mổ và định hướng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Từ những tín hiệu vui của hoạt động chăn nuôi những tháng đầu năm, để đạt kết quả tốt thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh, các địa phương đang tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, triển khai công tác tiêm phòng vắc-xin dại chó, mèo và cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2/2024 đảm bảo theo đúng thời gian, tiến độ. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ thú y trên địa bàn tỉnh, vận động, xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo. Các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, nhất là không để dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm H5N1, H5N6... tái nhiễm lại trên địa bàn tỉnh. Đi đôi với đó, hướng dẫn, chuyển giao, áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi và thú y để tạo sản phẩm chăn nuôi chất lượng, tăng giá trị sản phẩm...

Bài và ảnh: Kim Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]