Câu hỏi về kỳ nghỉ hè
Đến bao giờ học sinh Việt Nam sẽ có một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa? Câu hỏi ấy dành cho các em, nhưng câu trả lời lại phụ thuộc vào người lớn.
Năm nào cũng thế, chuẩn bị kết thúc năm học, vấn đề nghỉ hè lại trở thành đề tài được tranh luận sục sôi trên nhiều diễn đàn. Rất nhiều phụ huynh tỏ quyết tâm “thay đổi lịch sử”, nhưng rồi mọi việc vẫn cứ tái diễn.
Cái được gọi là “lịch sử” ở đây là kỳ nghỉ hè của nhiều học sinh đã bị người lớn “đánh cắp” để biến thành kỳ học thứ ba. Từng có một thời gian cơ quan quản lý giáo dục, chính quyền một số địa phương thông báo cấm. Nhưng rồi sao? Kỳ học thứ ba vẫn diễn ra khi mà nhà giáo viên luôn mở cửa đón học sinh, còn phụ huynh thì không thể đóng cánh cửa với con mình khi nhiều nhà hàng xóm không làm như vậy. Mối quan hệ giữa học sinh, phụ huynh và giáo viên ở ta có điều gì đó rất đặc biệt, câu “tôn sư trọng đạo” ở khía cạnh nào đó đã bị biến nghĩa, biến tướng thành câu chuyện phụ huynh có cho con đi học thêm với giáo viên trực tiếp dạy chúng mới là tôn trọng thầy cô giáo, yêu quý nghề dạy học.
Bởi những suy nghĩ như thế mà rất nhiều mong muốn được phụ huynh đặt ra, nhưng rốt cuộc lại không chiến thắng được chính mình.
Với rất nhiều học sinh, sau một năm học chính khóa vất vả, chúng có nhiều mong ước. Mong ước nghỉ hè sẽ được cùng bố mẹ đi tắm biển. Sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa. Được về quê hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp... Nhưng rồi nhiều học sinh sau “một bữa no” dịp Tết Thiếu nhi (1/6) lại tiếp tục hành trình quen thuộc với chiếc ba lô trên vai đi tìm con chữ. Thay cho đến trường, là đến nhà giáo viên. Áp lực thành tích, chạy đua học tập ở nhiều gia đình đang đốt cháy đi một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa của các em.
Ngành giáo dục khác với các ngành khác là luôn có một kỳ nghỉ hè. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và nhiều nước áp dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho chương trình giáo dục. Thế nhưng hai từ nghỉ hè dường như ngày càng trở nên xa xỉ hơn với rất nhiều học sinh, nhất là ở các đô thị lớn.
Bao giờ học sinh ở ta mới giống được bên này? Câu hỏi mà một đồng môn hiện định cư ở Úc hỏi tôi cách đây đã gần chục mùa hè vẫn chưa có câu trả lời. Đồng môn kể rằng con anh vào lớp cuối bậc tiểu học những chiếc ba lô đến trường nhẹ tênh. Những học sinh được dạy kỹ năng nhiều hơn kiến thức. Bởi kiến thức chủ yếu dành cho bậc học cao hơn. Còn chuyện học thêm là câu chuyện rất xa lạ.
Thực ra tôi không trả lời được cũng là điều dễ hiểu, bởi đó là vấn đề mà chỉ một phụ huynh thì rất khó để quyết định. Nó phải là sự quyết tâm, đồng lòng từ rất nhiều người. Những bất cập trong kỳ nghỉ hè từng được đề cập nhiều, nhưng sự lắng nghe từ cơ quan có chức năng thì lại chưa nhiều.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:11:00
IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Bí quyết học từ vựng hiệu quả
-
2024-11-21 10:01:00
Đầu tư mua sắm trang thiết bị theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gặp khó
-
2024-05-04 14:28:00
Giáo dục truyền thống qua những chuyến trải nghiệm thực tế
Thế hệ trẻ thiếu kiến thức lịch sử - thực trạng đáng lo ngại!
Sôi nổi khí thế thi đua dạy và học ở Trường THPT Tĩnh Gia 2
Ocean Edu: Chuyến hành trình xanh tiếp lửa tinh thần học tập
Bài học từ những vụ án liên quan lứa tuổi vị thành niên
Ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Những mốc thời gian cần lưu ý
Loay hoay nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên miền núi
Nhiều kết quả trong hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Hồng Đức
Một vài góp ý quanh việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên