Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác điều trị bệnh sởi tại Đà Nẵng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngày 29/3, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong những tháng gần đây, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý 1 năm 2025 so với năm 2024, đã có một số trường hợp người bệnh tử vong liên quan đến bệnh sởi.
Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng, rà soát, cập nhật kế hoạch phòng, chống bệnh sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các đơn vị y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp người nghi mắc sởi, người bệnh sởi đến khám bệnh và nhập viện, gia tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; Thực hiện phân cấp chuyên môn trong khám, chữa bệnh sởi theo đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các cơ sở y tế bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng.
Đối với các ca bệnh sởi nặng cần phải điều trị hồi sức tích cực, bệnh viện bố trí khu vực điều trị tại khoa/đơn vị hồi sức tích cực, hoặc đơn vị/giường hồi sức tích cực trong khoa bệnh truyền nhiễm... và phải bảo đảm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.
Các bệnh viện tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, bệnh viện theo quy định hoặc đề nghị hỗ trợ chuyên môn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu; Thực hiện điều chỉnh quy mô giường bệnh, bổ sung nhân lực phù hợp và theo đúng quy định hiện hành để đáp ứng công tác điều trị, giảm tải cho nhân viên y tế, tránh lây nhiễm chéo.
Về truyền thông, cơ sở khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp truyền thông đa dạng (như qua loa phát thanh, poster, tờ rơi, website, fanpage..., hướng dẫn trực tiếp) để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên hiểu rõ về bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hiệu quả của tiêm vaccine phòng ngừa sởi.
Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức hướng dẫn, khuyến cáo người nhà người bệnh, người nghi mắc sởi, người bệnh sởi áp dụng các biện pháp giảm lây lan bệnh như đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi.../.
Theo Vietnam+
{name} - {time}
-
2025-04-01 08:00:00
Phát hiện mới mở ra hy vọng trong cuộc chiến chống virus SARS‑CoV‑2
-
2025-03-31 18:18:00
Mường Lát nỗ lực nâng cao chất lượng dân số
-
2025-03-27 13:22:00
Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Cha mẹ thờ ơ tiêm vaccine, nhiều trẻ biến chứng nặng do mắc sởi
Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Cả nước có khoảng hơn 100.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng
Bí quyết tăng cường sức khỏe, chăm chồng suốt 30 năm của cụ bà 74 tuổi
Dược phẩm Tâm Bình hợp tác toàn diện với Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
WHO hối thúc các quốc gia hành động để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030
Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho trên 400 người dân
Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3: “Việt Nam cam kết đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao”