(Baothanhhoa.vn) - Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng tại Việt Nam của Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam NCS cho biết, năm 2023 có tới 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức, tăng xấp xỉ 10% so với năm 2022.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Biện pháp mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng tại Việt Nam của Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam NCS cho biết, năm 2023 có tới 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức, tăng xấp xỉ 10% so với năm 2022.

Biện pháp mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Công ty này cho biết, trong bối cảnh nhà nhà tham gia chuyển đổi số, thì dữ liệu cá nhân vẫn tiếp tục là mục tiêu mà tội phạm mạng nhắm đến trong thời gian tới nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu.

Trong số những vụ tấn công dữ liệu cá nhân có rất nhiều vụ liên quan đến rò rỉ thông tin số tài khoản ngân hàng, giấy tờ tùy thân của người dùng do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan cung cấp dịch vụ. Những dữ liệu này được đánh giá là có mức độ “sát thương” rất cao vì chúng có thể trực tiếp khiến người dùng mất tiền hoặc bị giả mạo danh tính để thực hiện các hành vi lừa đảo khiến họ mất danh dự hoặc bị liên đới đến những vụ án. Mặt khác, một số dữ liệu cá nhân nhạy cảm gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân khi bị xâm phạm còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, để lại hệ lụy nặng nề, dai dẳng.

Dư luận bức xúc và đòi hỏi phải có biện pháp mạnh hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là khi hoạt động của người dùng trên môi trường điện tử ngày càng nhiều hơn khi chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Song hành với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có hiệu lực từ đầu tuần này, ngày 1/7/2024 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới. Theo đó, người dân có nhiều quyền lợi hơn trong việc quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là dữ liệu cá nhân nhạy cảm trên lãnh thổ Việt Nam như quyền được biết, được cung cấp thông tin về hoạt động liên quan xử lý dữ liệu, quyền khiếu nại và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Lâu nay người bị đánh cắp dữ liệu cá nhân thường không biết phải khiếu nại với ai hoặc có khiếu nại nhưng ít được giải quyết. Sự ra đời của nghị định không chỉ tạo cơ sở pháp lý để kiểm soát, bảo vệ chặt chẽ hơn dữ liệu cá nhân, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật để góp phần điều chỉnh đời sống xã hội ngày một tốt hơn.

Chúng ta mất nhiều năm chờ đợi để có một nghị định làm cơ sở tăng cường các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao quyền và trách nhiệm của người dùng cùng chung tay với cơ quan chức năng đấu tranh với các vi phạm; và giờ là lúc tiếp tục chờ đợi quy định pháp luật mới đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng như thế nào.

Có một thực tế là không phải người dân nào cũng tiếp cận được đầy đủ những quy định mới này. Và không phải ai sau khi tiếp nhận cũng nhận thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm để điều chỉnh thái độ ứng xử. Vì thế, để quy định của pháp luật đi vào cuộc sống nhanh hay chậm, phát huy tác dụng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, hành động của các đối tượng mà luật áp dụng.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]