Bảo vệ người tiêu dùng khu vực nông thôn
Đã có rất nhiều vụ gian lận thương mại ở khu vực nông thôn bị xử phạt, thậm chí truy tố trong thời gian qua, nhưng tình trạng này vẫn chưa thuyên giảm.
Ảnh minh họa.
Lợi dụng tình trạng nhiều người dân ở khu vực này chưa quan tâm nhiều tới chất lượng hàng hóa, ham mua hàng giá rẻ, nên các đối tượng đã tuồn hàng kém chất lượng, hàng giả vào các chợ dân sinh để tiêu thụ. Trong đó nổi lên là vi phạm gian lận thương mại về kê khai, niêm yết giá, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cùng với đó, nhiều hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, vi phạm quy định về nhãn mác, thậm chí hết hạn sử dụng cũng bị trà trộn đưa vào tiêu thụ tại các đại lý ở các thị trấn, thị tứ.
Riêng chỉ hai huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, theo thông tin của Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, trong 10 tháng đầu năm đã phải xử lý tới trên 150 vụ vi phạm.
Con số vi phạm ở nhiều huyện trong tỉnh cũng ở mức báo động tương tự.
Dự báo trong những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng của người dân trở nên lớn hơn, tình trạng vi phạm cũng sẽ nhiều hơn.
Trong khi đó, dường như người tiêu dùng đang được trao toàn bộ “trách nhiệm” kiểm nghiệm sản phẩm mình mua sắm bằng việc biến họ thành người tiêu dùng “thông thái” như cơ quan bảo vệ người tiêu dùng vẫn kêu gọi.
Nghĩa là người tiêu dùng gần như phải chịu trách nhiệm với hàng hóa mà mình mua sắm là chính. Nào là phải phân biệt tem hàng thật - hàng giả, đọc hiểu các thành phần ghi trên bao bì, rồi nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm...
Đây là những kỹ năng mà ngay đến rất nhiều người tiêu dùng ở khu vực đô thị còn khó để đáp ứng được, chứ nói gì đến người tiêu dùng ở nông thôn, nhất là khu vực miền núi dân trí còn rất thấp.
Cùng với tăng cường lực lượng bám sát địa bàn, tập trung vào các trung tâm kinh doanh, dọc các tuyến quốc lộ, những địa bàn vùng sâu, vùng xa để phát hiện, xử lý các gian lận thương mại, các ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, trang bị, nâng cao kỹ năng nhận biết dấu hiệu hàng giả cho người tiêu dùng. Khuyến cáo để người tiêu dùng không tham hàng rẻ, những hàng hóa sặc sỡ, hàng bán lưu động trên đường hay ở các nhà văn hóa, nhà cộng đồng thôn, bản.
Hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng uy tín của trưởng làng, trưởng bản, các đoàn thể để đưa hàng hóa kém chất lượng vào bán tại nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng, nhiều người dân vì cả tin đã bị “sập bẫy”.
Một nguyên tắc vàng trong tiêu dùng là đồng tiền luôn gắn liền với giá trị hàng hóa. Sẽ không có hàng hóa tốt nào mà giá lại rẻ cả ngoại trừ những nhãn hàng được thực hiện khuyến mãi một cách có tổ chức.
Người tiêu dùng cần phải xem rõ nhãn mác, thời hạn sử dụng trên bao bì. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào thì yêu cầu người bán hàng giải đáp hoặc thông tin đến cơ quan quản lý thị trường, chính quyền địa phương. Mọi sự vội vàng mua sắm hay ham giá rẻ đều là kẻ thù chống lại lợi ích cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuệ Vũ
{name} - {time}
-
7 giờ trước
Thủy điện Trung Sơn phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch sản xuất năm 2025
-
7:46 sáng qua
“Cú bắt tay” lịch sử trị giá 500 tỷ USD của OpenAI, SoftBank và Oracle
-
12:52 13/11/2019
Nước mắm truyền thống xã Hoằng Phụ vươn ra thị trường thế giới
Những bước chân không mỏi
Bí thư chi bộ giỏi của Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa
Phát triển công nghiệp nông thôn - những vấn đề đặt ra
Sản xuất quần áo may sẵn tăng 22,5% so với cùng kỳ
Đẩy mạnh thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt
Hiệu quả từ hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân thị trấn Nông Cống
Khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Huyện Vĩnh Lộc thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp
Các ngân hàng thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa
- 18°C - 24°CNhiều mây, không mưa