6 bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay hiệu quả
Tê bì chân tay, một triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tuần hoàn kém, thiếu máu, chèn ép dây thần kinh... Trong dân gian, người ta thường tìm đến các bài thuốc từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng này.
Bài thuốc chữa tê tay chân bằng lá lốt
Với tính ấm, vị cay và khả năng giảm đau, trừ phong thấp, lá lốt giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm viêm và sưng tấy, từ đó làm dịu các cơn đau nhức và tê bì. Thành phần tinh dầu và alkaloid có trong lá lốt còn có tác dụng kháng viêm, giảm căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
Cách sử dụng lá lốt để chữa tê bì chân tay:
- Lấy 15 - 20 lá lốt tươi rồi rửa sạch, để ráo.
- Cho lá lốt vào nồi, đổ 2 chén nước vào và đun sôi.
- Đun liu riu khoảng 15-20 phút cho đến khi nước còn khoảng một nửa.
- Gạn lấy nước thuốc, để nguội bớt rồi uống.
- Uống 1 chén nước thuốc mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài cách sắc uống, bạn có thể áp dụng lá lốt để ngâm chân. Lưu ý, lá lốt không dùng cho người tê tay chân đang có vết thương hở. Phụ nữ đang mang thai, người bị tiểu đường hoặc suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì cũng không nên dùng.
Bài thuốc chữa tê tay chân bằng ngải cứu
Với tính chất ấm tương tự như lá lốt, ngải cứu cũng giúp cải thiện lưu thông máu từ đó giảm thiểu tình trạng tê bì và các dấu hiệu đau nhức. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ngải cứu chứa nhiều thành phần dược tính có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau mỏi xương khớp và tê bì chân tay. Một số thành phần quan trọng bao gồm:
- Dehydromatricaria ester: Có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm và đau nhức.
- a-Amyrin: Giúp giảm đau và chống viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi các mô bị tổn thương.
- Inositol: Cải thiện chức năng thần kinh và tuần hoàn máu, giúp giảm cảm giác tê bì.
- Thujone: Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi.
- Cineol: Giúp thư giãn mạch máu và giảm đau, cải thiện lưu thông khí huyết.
Hướng dẫn chữa tê bì chân tay bằng ngải cứu
- Rửa sạch ngải cứu và để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào nước sôi có muối, ngâm khoảng 2-3 phút cho lá mềm ra.
- Vớt ngải cứu ra, để ráo nước.
- Đắp lá ngải cứu lên khu vực bị tê bì chân tay.
Sau khoảng một tuần, bạn sẽ thấy tình trạng tê bì và đau nhức giảm đi rõ rệt.
Bài thuốc chữa tê tay chân bằng cây xấu hổ
Xấu hổ có vị ngọt, tính hàn, giúp giảm đau, an thần, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
Cách 1:
Dùng 20- 30g rễ cây xấu hổ, đem tẩm rượu
Cho thuốc vào ấm, thêm 400ml nước sạch vào sắc
Đun cho đến khi cạn còn 100ml, gạn ra chia uống 2 lần trong ngày.
Cách 2:
Chuẩn bị 1 thang thuốc gồm: 12g rễ xấu hổ, 12g sơn thục, 12g quýt gai, 12g dây đau xương, 12g khúc khắc, 12g tục đoạn, 12g vương tôn, 12g kê huyết đằng.
Sắc thuốc lấy nước đặc, uống vài lần trong ngày cho hết. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Hỏi đáp: Sáng ngủ dậy bị tê bì chân do đâu ?
Bài thuốc chữa tê tay chân bằng bột quế
Bột quế rất giàu các loại khoáng chất như kali, mangan và vitamin B giúp hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh, thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả.
2 cách dùng bột quế như sau:
Pha 2 - 4g bột quế với nửa cốc nước ấm và uống trước khi đi ngủ 1 tiếng. Bạn cũng có thể trộn 1 thìa bột quế cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất và uống trực tiếp. Dùng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp hạn chế chứng tê bì chân tay rất tốt.
Bài thuốc chữa tê tay chân bằng gừng
Gừng chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như zingiberene, shogaol, và gingerol. Những hoạt chất này có khả năng làm co giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân, từ đó giảm cảm giác tê bì và thuyên giảm triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kháng viêm và giảm đau, hỗ trợ quá trình phục hồi các mô bịtổn thương. Chính vì thế, gừng được sử dụng làm thành phần của nhiều loại kem massage chân hiện nay.
Hướng dẫn chữa tê bì chân tay bằng gừng
- Rửa sạch 1 củ gừng, có thể để cả vỏ hoặc thái lát.
- Đun sôi một lít nước và cho muối hột vào.
- Cho gừng vào nước sôi có muối, nấu trong vài phút.
- Gạn lấy nước ấm, để nguội đến nhiệt độ phù hợp.
- Ngâm tay hoặc chân vào nước gừng ấm trong khoảng 15-30 phút.
Bài thuốc chữa tê tay chân bằng cây khúc khắc
Khúc khắc còn gọi là Thổ phục linh. Cây có thân mềm, không gai, thường leo bám vào các cây cối xung quanh để phát triển. Lá của cây có hình trứng hoặc bầu dục, đầu nhọn và mọc so le nhau. Mặt trên của lá màu xanh nhẵn bóng, còn mặt dưới có màu xanh nhạt hơn và có lớp màu trắng giống như phấn phủ bên ngoài.
Khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào kinh can và vị. Cây có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau khớp xương và trừ sưng thũng. Đặc biệt, khúc khắc được biết đến với công dụng trị phong tê thấp, đau xương khớp và tê tay chân.
Hướng dẫn bài thuốc chữa tê bì chân tay bằng khúc khắc
- Khúc khắc (20 gam)
- Cốt toái bổ (10 gam)
- Thiên niên kiện (8 gam)
- Bạch chỉ (6 gam)
- Đương quy (8 gam)
Cách thực hiện:
Sắc tất cả các nguyên liệu với nhau, mỗi ngày dùng một thang.
* Tham khảo thêm: Một số cách đơn giản khác giúp nhanh hết mỏi chân
VH
{name} - {time}
-
2024-12-01 08:47:00
Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
-
2024-11-27 07:58:00
Một số bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
-
2024-08-06 09:17:00
Điều trị viêm tai giữa bằng đông y
Người bị huyết áp cao uống lá vối được không - Góc nhìn khoa học và thực tế
Trồng răng implant có đau không? Sau khi trồng răng, bao lâu thì mới có thể sử dụng tốt?
5 lưu ý quan trọng khi sử dụng ghế massage cho người bị tai biến
Các vấn đề về da cần đến phòng khám da liễu
Bị đau bao tử có uống cà phê mâm xôi được không?
Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân: Sự cần thiết để nâng cao chất lượng dân số
Hiệu quả công tác dân số tại huyện Hoằng Hóa
Đâu là địa chỉ mua máy massage cổ Xiaomi chính hãng tại Hà Nội?
Góc nhìn của chuyên gia da liễu về các vấn đề tóc nam giới phổ biến hiện nay?